Đội vốn 1,2 tỷ USD, dự án đường sắt tham vọng nhanh nhất ĐNÁ do Trung Quốc sản xuất chưa thể vận hành
Tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung của Indonesia đã gặp khó khăn do chi phí vượt kế hoạch và chậm trễ kể từ khi khởi động dự án vào năm 2015.
- 02-09-2023Bão Saola đổ bộ: Trung Quốc sơ tán gần 800.000 người, hủy hàng trăm chuyến bay
- 01-09-2023Kinh tế Trung Quốc sa sút, thế giới lo ngại
- 01-09-2023Sân bay rộng 1,4 triệu mét vuông, chỉ mất gần 5 năm xây dựng ở Trung Quốc
- 31-08-2023Trung Quốc chính thức vận hành nhà máy hydro - quang điện lớn nhất thế giới: Tiêu tốn 10.000 tỷ đồng, diện tích bằng 900 sân bóng đá, cung cấp 20.000 tấn hydro/năm cho công nghiệp, vận tải
Dự án do Trung Quốc tài trợ ban đầu dự kiến hoàn thành vào năm 2019. Ảnh: Reuters
Tuyến đường sắt cao tốc của Indonesia do Trung Quốc tài trợ đã bị trì hoãn lần thứ hai trong vòng chưa đầy một tháng do đội vốn và sự hoài nghi của người dân địa phương.
Người phát ngôn của dự án cho biết, việc triển khai thử nghiệm tuyến đường cao tốc Jakarta-Bandung trị giá 7,3 tỷ USD, dự kiến diễn ra vào thứ Sáu 1/9, sẽ không diễn ra như kế hoạch.
"Chưa. Chúng tôi vẫn đang chờ quyết định của Bộ Giao thông Vận tải”, người phát ngôn cho biết hôm 29/8.
Theo Al Jazeera, dự án do Trung Quốc tài trợ, đang được tập đoàn PT KCIC gồm các công ty nhà nước Indonesia và Trung Quốc giám sát, ban đầu dự kiến hoàn thành vào năm 2019 nhưng đã phải đối mặt với nhiều thách thức kể từ khi ra mắt, bao gồm đội vốn 1,2 tỷ USD và các biện pháp kiểm tra an toàn bổ sung.
Vấp phải sự phản đối tại địa phương
Dự án cũng vấp phải sự hoài nghi của nhiều người dân và nhà hoạt động, những người đặt câu hỏi về lợi ích của tuyến đường sắt cao tốc này đối với phần lớn người dân ở một quốc gia có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người dưới 5.000 USD (hơn 120 triệu VNĐ).
Meiki Paendong, giám đốc điều hành của Diễn đàn Môi trường Indonesia (WALHI) ở Tây Java, nói với Al Jazeera: “Hành khách sẽ chỉ là tầng lớp trung lưu. Những người dân địa phương khác hoặc các nhóm gia đình nghèo sẽ gặp khó khăn hoặc sẽ phải cân nhắc trước khi sử dụng dịch vụ. Theo báo cáo, vé sẽ có giá khoảng 300.000 rupiah (474.000 VNĐ). Đối với phần lớn người dân, nó quá đắt.”
Tuyến đường sắt cao tốc ban đầu dự kiến chạy thử nghiệm vào ngày 18/8, trước khi lại bị trì hoãn đến ngày 1/9. Dịch vụ đầy đủ dành cho hành khách dự kiến ra mắt vào ngày 1/10.
Giải thích về sự chậm trễ, PT KCIC cho biết họ cần thêm thời gian để đảm bảo an toàn và thoải mái cho hành khách và vẫn đang chờ giấy phép hoạt động bổ sung.
Tuyến đường sắt dài 142km sẽ kết nối thủ đô Jakarta với thành phố Bandung của Indonesia, rút ngắn thời gian di chuyển từ 3 tiếng xuống còn khoảng 40 phút – một triển vọng hấp dẫn đối với những hành khách có quỹ thời gian eo hẹp.
Ahmad Zakie - giảng viên tại Đại học Padjadjaran ở Bandung - cho biết, ông có thể sẽ sử dụng dịch vụ này nếu đến Jakarta.
Ông nói với Al Jazeera: “Ưu điểm quan trọng nhất là thời gian di chuyển ngắn và chúng ta có thể trải nghiệm phương tiện giao thông mới như ở các nước phát triển.”
Tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung sẽ không bắt đầu hoạt động vào ngày 1/9 như kế hoạch. Ảnh: Reuters
Tuyến đường sắt nhanh nhất Đông Nam Á
Theo Al Jazeera, tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung là một trong hàng chục dự án cơ sở hạ tầng ở Indonesia đang được thực hiện theo “Sáng kiến Vành đai, Con đường”, một sáng kiến cơ sở hạ tầng toàn cầu do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2013.
Dưới thời Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Jakarta đã triển khai một loạt dự án và mục tiêu phát triển đầy tham vọng, bao gồm di dời thủ đô đến Đông Borneo và hướng tới GDP bình quân đầu người là 25.000 USD vào năm 2045.
Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali năm ngoái, ông Tập và ông Widodo đã xem một video phát trực tiếp hoạt động chạy thử nghiệm không công khai của tuyến đường sắt. Nhà lãnh đạo Indonesia cho biết, ông “rất lạc quan rằng tàu cao tốc có thể hoạt động vào tháng 6/2023”.
“Xem hoạt động thử nghiệm tàu cao tốc Jakarta-Bandung và video về hợp tác chiến lược giữa Trung Quốc và Indonesia, tất cả đều là những thành tựu thực sự, không chỉ mang lại sự thịnh vượng cho người dân hai nước mà còn mang lại kết quả tích cực trong khu vực và cấp độ toàn cầu”, ông Tập nói vào thời điểm đó.
Theo Al Jazeera, khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt cao tốc này sẽ vận hành đội tàu gồm 11 tàu có 8 toa do CRRC Qingdao Sifang - công ty con của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc – chế tạo, với sức chứa tối đa khoảng 30.000 hành khách mỗi ngày.
Tàu chạy trên tuyến đường sắt này dự kiến sẽ đạt tốc độ tối đa 350 km/h, trở thành tuyến đường sắt nhanh nhất Đông Nam Á.
Nhịp sống Thị trường