Đội xe taxi điện của ông Phạm Nhật Vượng sẽ gồm những mẫu nào?
Nhiều người đang kỳ vọng có thể được trải nghiệm những chiếc VinFast VF8, VF9 dùng làm taxi cho công ty GSM của ông Phạm Nhật Vượng.
- 22-03-2023Quốc gia láng giềng Việt Nam có thị trường taxi công nghệ 130 tỷ USD, hướng tới mục tiêu 100% taxi điện
- 22-03-2023Để hưởng mức lương cứng 11 triệu đồng và 25% hoa hồng, tài xế làm việc cho công ty taxi điện của ông Phạm Nhật Vượng phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- 22-03-2023Đề xuất hỗ trợ đầu tư, chuyển đổi taxi điện tại Hà Nội
- 17-03-2023Nói là làm – công ty taxi điện của ông Phạm Nhật Vượng bắt đầu đào tạo tài xế ngay từ ngày mai
Những ngày gần đây, công ty mới thành lập của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thu hút sự quan tâm rất lớn của công chúng.
GSM (viết tắt của Green – Smart – Mobility), với vốn điều lệ 3.000 tỷ sẽ là công ty đầu tiên tại Việt Nam (và cả trên thế giới) hoạt động trong lĩnh vực taxi điện và cho thuê ô tô, xe máy điện. Quy mô của công ty này sẽ là 10.000 ô tô và 100.000 xe máy điện.
Ngay khi thành lập, GSM cũng đã lập tức tổ chức tuyển dụng và đào tạo tài xế để chuẩn bị cho việc chính thức hoạt động tại Hà Nội từ tháng 4 tới đây. Hình ảnh đầu tiên về những chiếc taxi điện của GSM cũng đã xuất hiện với màu sơn xanh dương nổi bật. Có thể dễ dàng nhận ra đó là một chiếc VinFast VF e34, mẫu ô tô điện đầu tiên của VinFast ra mắt thị trường Việt Nam từ tháng 12/2021.
Hình ảnh những chiếc VinFast VF e34 mang logo taxi điện GSM. Ảnh: Liu Dan.
Với việc taxi điện GSM sẽ sớm đi vào hoạt động, nhiều người đang chờ đợi sẽ được lần đầu tiên trải nghiệm ngồi trên những chiếc xe điện VinFast như VF8, VF9 hay VF5 Plus – những mẫu xe đã hoặc sắp bàn giao đến tay người tiêu dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, có vẻ như trong giai đoạn đầu, đội xe taxi điện của GSM sẽ chỉ bao gồm 2 mẫu xe là VinFast VF e34 và VF5 Plus. Trong nội dung phần tài liệu hướng dẫn đào tạo kiến thức sản phẩm cho tài xế đối tác của GSM, công ty này chỉ để cập đến 2 sản phẩm là VF e34 và VF5 Plus.
Trong số 2 mẫu xe này, VF e34 là model cao cấp hơn, được định vị ở phân khúc crossover hạng C. Xe được trang bị động cơ điện 147 mã lực, mô men xoắn 242 Nm với khối pin 42 kWh cho tầm hoạt động 285 km mỗi lần sạc.
Bên trong, xe sử dụng màn hình cảm ứng trung tâm 10 inch đặt dọc, ghế da thể thao với hàng loạt các tính năng hỗ trợ người lái như cảnh báo chệch làn đường, cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi, cảnh báo điểm mù, cảnh báo luồng giao thông đến khi mở cửa, hỗ trợ đỗ xe trước/sau hay camera 360 độ. Giá niêm yết của xe là 710 triệu chưa gồm pin và 900 triệu cả pin.
VinFast VF5 Plus.
Trong khi đó, VinFast VF5 Plus sẽ chính thức bàn giao cho người dùng từ tháng 4 với giá từ 458 triệu đồng (chưa gồm pin), thêm 80 triệu nếu mua cả pin.
Mẫu xe này được định vị ở phân khúc SUV đô thị hạng A với thiết kế 5 chỗ ngồi với động cơ 134 mã lực, mô men xoắn 135 Nm, tầm hoạt động 300 km cho mỗi lần sạc. Các tiện ích đáng chú ý gồm màn hình trung tâm 8 inch, các tính năng hỗ trợ người lái gồm kiểm soát hành trình, hỗ trợ cảnh báo giao thông phía sau, cảnh báo điểm mù, cảnh báo luồng giao thông đến khi mở cửa, hỗ trợ đỗ xe phía sau…
Hiện tại, hệ thống trạm sạc của VinFast đã khá hoàn thiện tại 63 tỉnh thành, là điều kiện thuận lợi để vận hành taxi điện.
Mới đây, GSM cũng đã công bố đầu tư vào Be Group, hỗ trợ tài xế chuyển đổi sang xe điện bằng cách cung cấp nhiều chính sách ưu đãi độc quyền cho tài xế để thuê hoặc mua ô tô, xe máy điện VinFast với chi phí hấp dẫn. Cả 2 cũng sẽ chia sẻ nền tảng gọi xe, cho phép khách hàng lựa chọn dịch vụ taxi điện của GSM bên cạnh các dịch vụ hiện có của Be.
Với tài xế của GSM, công ty tuyên bố mức đãi ngộ gồm lương cứng tối đa 11 triệu (lương cứng 7 triệu, hỗ trợ 2 triệu/tháng trong tối đa 6 tháng đầu tiên và 2 triệu dựa vào đánh giá của khách hàng) cùng hoa hồng 25% doanh thu.
Nhịp sống thị trường