MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đóng điện trạm biến áp 220kV Ninh Phước, giải tỏa cho 300 MW năng lượng tái tạo

03-07-2020 - 09:16 AM | Doanh nghiệp

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do bồi thường giải phóng mặt bằng, đặc biệt ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 kéo dài; tuy nhiên chỉ sau hơn 5 tháng tích cực thi công đến ngày 29/6/2020 đã đóng điện đưa vào vận hành, vượt 6 tháng so với tiến độ theo hợp đồng xây lắp.

Năng lượng tái tạo hiện chỉ chiếm 10-15% trong tỷ trọng hệ thống điện quốc gia của Việt Nam. Nguyên nhân, theo chia sẻ người trong cuộc, chủ yếu là mức đầu tư cho các dự án điện mặt trời, điện gió thuộc mức cao, mà thời gian trước đây Chính phủ chưa có các cơ chế ưu đãi về giá vì vậy rất ít doanh nghiệp thực hiện đầu tư trong mảng này. Hiện nay, bằng những nỗ lực của Chính phủ trong việc khuyến khích phát triển nguồn năng lượng sạch, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường này.

Mới đây, Trạm biến áp TBA 220kV Ninh Phước chính thức được gắn biển, đấu nối với quy mô 2 MBA 250MVA. Đây là công trình thực hiện chương trình tăng cường giải phóng công suất nguồn năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió…) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, dự án được phát lệnh khởi công vào tháng 1/2020. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do bồi thường giải phóng mặt bằng, đặc biệt ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 kéo dài; tuy nhiên chỉ sau hơn 5 tháng tích cực thi công đến ngày 29/6/2020 đã đóng điện đưa vào vận hành, vượt 6 tháng so với tiến độ theo hợp đồng xây lắp.

Từ đó, kịp thời tiếp nhận và giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và góp phần giảm tổn thất điện năng lưới truyền tải điện, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT). Sau khi đóng điện đưa vào vận hành TBA 220kV Ninh Phước có thể giải tỏa thêm khoảng 306MW công suất của các nguồn NLTT đấu nối vào lưới 110kV để truyền tải lên lưới điện 220kV.

Nhà thầu thi công xây lắp là liên danh gồm CTCP Licogi 16 (LCG) - CTCP Điện lực Licogi 16. Dự án do Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, Ban quản lý Dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) thay mặt EVNNPT điều hành quản lý dự án, Công ty Truyền tải điện 3 tiếp nhận quản lý vận hành khi công trình hoàn thành.

Trong đó, LCG chuyên hoạt động trong mảng thi công xây dựng các công trình hạ tầng lớn ở Việt Nam. Song song, Công ty cũng thi công các công trình năng lượng, bao gồm các dự án như: Thủy điện A Vương, Thủy điện Đồng Nai 3, Nhiệt điện Vĩnh Tân 4; Trạm biến áp 500KV Pleiku 2, Trạm biến áp 500kV Việt Trì, Trạm biến áp 220kV Quang Châu; Đường dây 500KV Rẽ Vĩnh Tân – Sông Mây – Tân Uyên, Dz 220KV Nam Sài Gòn – quận 8...

Ghi nhận tại ĐHĐCĐ mới đây, chiến lược của LCG những năm sắp tới là sẽ tập trung phát triển các dự án đầu tư năng lượng tái tạo quan trọng, tham gia vào các dự án với vai trò vừa là nhà đầu tư, vừa là nhà thầu. Bên cạnh Nhà máy điện mặt trời Chư Ngọc tại Gia Lai do LCG đầu tư đã đưa vào vận hành năm 2019, dự án điện mặt trời Nhơn Hải tại Ninh Thuận công suất 35 MWp đã COD thành công và sẽ phát điện vào ngày 4/7/2020.

Túc Mạch

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên