Đông Nam Á và những thách thức về năng lượng sạch
ASEAN đã đặt mục tiêu đầy tham vọng là đảm bảo 23% năng lượng sơ cấp từ các nguồn tái tạo vào năm 2025 vì nhu cầu năng lượng trong khu vực dự kiến sẽ tăng 50%. Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), mục tiêu này kéo theo “tỷ trọng năng lượng tái tạo hiện đại tăng gấp hai lần rưỡi so với năm 2014”.
- 25-08-2020EVN kiến nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư điện mặt trời mái nhà cho hộ gia đình
- 23-08-2020Lắp điện mặt trời mái nhà ngày càng rẻ
- 21-08-2020Giá bán điện sinh hoạt: Mức nào là hợp lý?
Với việc giảm nhanh chóng chi phí sản xuất năng lượng tái tạo thông qua các phương pháp như gió và quang điện mặt trời (PV), khu vực Đông Nam Á đang đang có cơ hội vàng để đáp ứng nhu cầu điện khổng lồ một cách hiệu quả và bền vững.
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Đông Nam Á cho biết thông qua đó, các ngành sản xuất địa phương cũng sẽ có cơ hội phát triển. Điển hình như Malaysia đã trở thành nhà sản xuất tế bào quang điện lớn thứ ba thế giới, một ví dụ khác là việc Thái Lan đầu tư vào ngành sản xuất năng lượng mặt trời giúp tăng sản lượng PV cho các thị trường toàn cầu. Bằng cách triển khai nhiều năng lượng tái tạo hơn trong khu vực, nền kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN có thể được thúc đẩy hơn nữa.
Nhu cầu năng lượng gia tăng và động lực cung - cầu thay đổi đang tạo ra những thách thức mới và khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách của Đông Nam Á. Bất chấp những cơ hội hiện có được tạo ra bởi các chính sách phù hợp, một số thách thức đòi hỏi phải có cách tiếp cận toàn khu vực.
Những thách thức chính
Việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo trong khu vực là một bài toán rất tốn kém đối với hầu hết các nước Đông Nam Á. Trong một bản tóm tắt được công bố bởi tổ chức phi chính phủ Indonesia (NGO), Trung tâm Habibie, tiếp cận tài chính được coi là yếu tố quan trọng nhất để phát triển các dự án năng lượng tái tạo do tính chất thâm dụng vốn của chúng. Hiện tại, một số quốc gia thành viên ASEAN còn thiếu kinh nghiệm và chuyên môn trong việc đánh giá rủi ro của đầu tư năng lượng tái tạo.
Tóm tắt kết luận: "Nhìn một cách tổng thể, việc thiếu hỗ trợ tài chính và các kênh, bao gồm cả hỗ trợ tài chính công, đã làm cho lĩnh vực năng lượng tái tạo trở thành một lĩnh vực tương đối kém thu hút đầu tư".
Việc thiếu khung pháp lý cũng là một trở ngại lớn đối với việc giới thiệu và phát triển các dự án năng lượng tái tạo.
Sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân như trường hợp ở CHDCND Lào là một yếu tố khác cản trở việc thực hiện các chính sách và ưu tiên năng lượng tái tạo của đất nước.
Ngoài ra, điều kiện địa lý và kỹ thuật là một số thách thức mà các nhà phát triển dự án năng lượng tái tạo trong khu vực phải đối mặt. Việc thiếu các chính sách để điều chỉnh việc sử dụng đất hợp lý và tác động đến môi trường sau đó là ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng khi các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn được thực hiện trong khu vực.
Cụ thể với Indonesia và Philippines, tồn tại thách thức về năng lực cơ sở hạ tầng hạn chế cản trở việc triển khai năng lượng tái tạo hiệu quả, liên quan đến truyền tải điện. Điều này là do bản chất của cả hai quốc gia đều là quần đảo, dẫn đến lưới điện bị chia cắt.
Một trở ngại khác sẽ là vấn đề quan liêu phức tạp như trường hợp ở Indonesia. Công ty Điện lực Nhà nước - Perusahaan Listrik Negara (PLN) - độc quyền truyền tải, phân phối và vận hành hệ thống điện, và thống trị thị trường phát điện địa phương, điều này làm hạn chế lợi ích của các nhà đầu tư tiềm năng.
Cuối cùng, việc thiếu nhận thức và sự ủng hộ của cộng đồng cũng gia tăng những thách thức mà các quốc gia thành viên ASEAN phải đối mặt khi phát triển ngành năng lượng tái tạo trong khu vực. Dễ dàng nhận thấy, các chủ sở hữu đất đai và tòa nhà cũng như các công ty sản xuất công nghiệp thường tối thiểu hoá việc sử dụng năng lượng tái tạo. Điều này có thể là do chưa nhận thức một cách đầy đủ về những lợi ích tiềm năng của năng lượng tái tạo đối với việc bảo tồn môi trường vì một tương lai xanh và sạch hơn.
Adnan Z Amin, Tổng giám đốc IRENA, cho biết: "Việc áp dụng nhanh chóng năng lượng tái tạo mang lại nhiều lợi ích về môi trường, kinh tế và xã hội, bao gồm tạo việc làm, giảm ô nhiễm không khí và giải quyết biến đổi khí hậu.
Ông nói thêm: "Các nhà hoạch định chính sách và các bên phát triển khác nên ưu tiên đầu tư vào năng lượng sạch, đáng tin cậy và chi phí phải chăng như một trụ cột phát triển trong toàn khu vực.
Do đó, sự hợp tác kịp thời giữa khu vực công và tư nhân là rất cần thiết để làm cầu nối và giải quyết các thách thức hiện tại.