Đồng nghiệp mời uống trà chiều nhưng không gọi phần của bạn, nói "Xin lỗi nhé, lúc gọi mình quên”: Người EQ thấp tức giận, người EQ cao đối đáp cực khôn ngoan!
Trong trường hợp này, nếu là bạn, bạn sẽ có cách ứng xử như thế nào?
- 24-09-2024Cha mẹ có 3 câu "cửa miệng" này sẽ dạy nên những đứa trẻ EQ thấp, phụ huynh chớ coi thường
- 23-09-2024Nhà tuyển dụng hỏi: "Điểm mạnh của bạn là gì?", ứng viên vội vàng điều này lập tức nhận về cái lắc đầu kèm lời chê "EQ thấp quá"
- 23-09-2024Người EQ thấp thích nói 5 câu này với sếp, chẳng trách dễ bị đánh giá là kém cỏi, khó thăng chức
Cách đây không lâu, 1 người dùng đăng trên MXH kể rằng, đồng nghiệp đã mời cả nhóm uống trà chiều, nhưng khi đồ uống được giao tới thì chỉ có mỗi cô là không có phần. Cô định giả vờ như không biết và tiếp tục làm việc, nhưng đồng nghiệp lại đến chỗ cô rồi cười ngượng ngùng và nói: "Xin lỗi nhé, lúc gọi món tớ lại quên mất phần của cậu rồi”.
Lời nói của đồng nghiệp khiến cô càng thêm khó chịu. Cô không biết nói gì với đồng nghiệp và cảm thấy bực bội nên đăng bài để chia sẻ với cộng đồng mạng.
Phía dưới bài viết, nhiều người dùng MXH đã để lại bình luận. Có người thẳng thắn khuyên cô không nên tự tiêu hao năng lượng. Có người khuyên cô nên trả lời lại đồng nghiệp rằng: "Thật vậy à? Tớ còn tưởng bạn cố tình quên cơ!" hay "Không sao đâu, tiết kiệm được chút nào hay chút đó, mình hiểu mà”,...Vô số bình luận và các tình huống được đưa ra với những chiều hướng khác nhau.
Trên thực tế, nếu gặp phải trường hợp này, bạn vẫn phải tùy theo tình huống để ứng xử.
1. Cười cho qua, không tự khiến bản thân mệt mỏi
Nếu đồng nghiệp thực sự quên gọi trà chiều cho bạn mà bạn lại bận lòng, khó chịu vì hành động vô tình của họ, cuối cùng bạn cũng chỉ tự làm mình thêm mệt mỏi.
Có nhiều người, cảm xúc của họ thường dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói, hành động của người khác hoặc những đánh giá từ bên ngoài.
Một người dùng MXH từng chia sẻ câu chuyện của mình. Khi báo cáo dự án, anh ấy nhận được lời khen từ sếp, nhưng lúc đó một đồng nghiệp đã nói trêu: "Cậu làm việc chăm chỉ thế, có phải định chiếm hết sự chú ý của chúng mình không?"
Câu nói vô tình này lại bị anh ấy coi là thật và bận tâm, suy nghĩ suốt cả đêm. Không ngờ, sáng hôm sau khi đến văn phòng, anh phát hiện ra người đồng nghiệp đó vẫn trò chuyện với mình như thường, hoàn toàn không để ý đến chuyện hôm qua. Điều này khiến anh cảm thấy khó chịu vì cả đêm không ngủ được chỉ vì một câu nói chẳng đáng bận tâm.
Nguyên nhân khiến một người khó đạt được sự thuận lợi trong công việc thường không phải là vấn đề năng lực hay ngoại hình, mà vì họ không điều chỉnh được tâm trạng của mình. Trong sự lo lắng lặp đi lặp lại, họ dần dần tiêu hao sức lực và cảm thấy mệt mỏi.
Có nhiều chuyện không cần phải suy nghĩ quá phức tạp. Đối mặt với những tình huống như vậy, chỉ cần 3 chữ đơn giản "cười cho qua".
Ở nơi làm việc, những nhân viên xuất sắc không nhất thiết phải là người năng lực tốt nhất hay thông minh nhất, mà thường là những người có khả năng không bộc lộ cảm xúc thái quá trong công việc.
Họ biết cách bỏ qua những cảm xúc vô nghĩa, tập trung vào cốt lõi vấn đề và không để bị ảnh hưởng bởi lời nói hay cảm xúc của người khác. Từ đó, họ đạt được sự tương tác, giao tiếp hiệu quả trong công việc.
Tại nơi làm việc, nếu bạn là người quá cảm xúc, hãy thử nới lỏng tâm lý của mình. Với những việc không liên quan đến nguyên tắc, đừng để tâm quá nhiều đến ánh mắt của người khác, cũng đừng bận tâm những lời chỉ trích ác ý.
Biến những điều phức tạp thành đơn giản và những điều đơn giản thì không cần để ý đến, đó mới chính là sự khôn ngoan ở nơi làm việc.
2. Biểu đạt cảm xúc của bản thân một cách khéo léo
Quay trở lại với vấn đề trong phần đầu bài viết. Nếu mục tiêu là duy trì mối quan hệ tốt giữa hai bên, bạn có thể ứng xử một cách nhẹ nhàng, khéo léo hơn.
Người EQ cao trong trường hợp này sẽ cười và nói với đồng nghiệp rằng: "Lần sau, cậu nhớ gọi cho tôi 2 ly để bù lại lần này đấy nhé!". Câu nói này không chỉ làm dịu bầu không khí ngại ngùng, tránh được tình huống khó xử.
Cái gọi là sự tinh tế trong giao tiếp chính là nói những điều phù hợp ở đúng nơi, đúng lúc, làm cho bầu không khí trở nên hài hòa và thoải mái. Biết vận dụng một chút hài hước đúng lúc, chúng ta có thể xoa dịu những tình huống khó xử một cách khéo léo, biến căng thẳng thành hòa hợp.
Với những tình huống bất ngờ trong giao tiếp, đôi khi chúng ta không cần vội vàng giải thích hay tranh luận.
Khi gặp tình huống khó xử trong giao tiếp, hãy thử giải quyết một cách nhẹ nhàng hơn, nói những lời dễ nghe, diễn đạt nhẹ nhàng hơn. Điều này không chỉ giúp mọi người cùng thoải mái hơn mà còn thể hiện thái độ tinh tế, lịch sự của bản thân, đồng thời xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp trong công việc.
Có thể thấy rằng trong công việc, việc tận dụng được trí tuệ cảm xúc cao đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển sự nghiệp của một người.
Vận dụng tốt kỹ năng giao tiếp bằng trí tuệ cảm xúc, chúng ta không chỉ tránh làm phật lòng người khác mà còn xóa bỏ được những mâu thuẫn không đáng có ở nơi làm việc, giúp chúng ta cải thiện mối quan hệ cá nhân một cách toàn diện.
3. Khác biệt quá lớn về quan điểm, không cần phải cố gắng để hòa hợp
Tuy nhiên, khi gặp phải tình huống như "đồng nghiệp mời trà chiều nhưng lại quên không gọi cho bạn", cũng có 1 trường hợp khác xảy ra. Đó là, đồng nghiệp cố ý không gọi cho bạn. Nói cách khác, đồng nghiệp này không quan tâm đến bạn và cũng không muốn duy trì mối quan hệ tốt với bạn. Trong tình huống này, chúng ta cũng không cần phải cố gắng làm hài lòng hay hòa nhập để giữ mối quan hệ.
Vòng tròn không phù hợp, không cần cố gắng hòa nhập. Suy cho cùng, chỉ có cùng tần số mới có thể cộng hưởng, nếu cả hai không có quan điểm thì cuối cùng cũng khó mà đồng hành, cộng tác.
Những người thực sự thông minh sẽ biết lựa chọn những vòng tròn phù hợp, chọn những người bạn có thể đồng hành, kết giao và cộng tác.
Theo lý thuyết của Dunbar, một người trung bình chỉ có thể duy trì tối đa 150 mối quan hệ “ý nghĩa”. Con số này có phải ít hơn nhiều so với bạn nghĩ không? Nếu vòng tròn xã hội càng lớn, thì chúng ta càng tiếp xúc nhiều với những tiếng ồn xã hội, mọi người cũng dễ dàng đánh mất bản thân hơn. Vì vậy, không cần ép bản thân phải hòa nhập vào một vòng tròn không thuộc về mình chỉ để cho có vẻ hòa hợp.
Hãy đầu tư thời gian và năng lượng cho chính mình thì hơn. Những người có cùng tần số sẽ tự thu hút lẫn nhau, người xuất sắc sẽ trân trọng người cùng tài giỏi.
Trong môi trường công sở, giao tiếp chính là sự trao đổi nguồn lực. Chỉ khi bạn có đủ năng lực mạnh mẽ và thành tựu nổi bật, bạn mới có được chỗ đứng vững chắc và nắm vững quyền đưa ra ý kiến quan trọng tại nơi làm việc.
Đến khi đó, những người xuất sắc hơn sẽ bị bạn thu hút và những mối quan hệ tốt đẹp hơn sẽ tiến lại gần bạn.
Trên thực tế, môi trường công sở không phải là “khu vui chơi” mà là nơi rèn luyện. Hãy coi công việc như một hành trình tu dưỡng, phát triển bản thân, gặp gỡ mọi người để trau dồi tâm hồn, gặp gỡ công việc để rèn luyện tính cách.
Đừng tự tiêu hao năng lượng khiến bản thân mệt mỏi, hãy ứng xử bằng trí tuệ cảm xúc cao, tránh xa những mối quan hệ tiêu cực, vô ích, bạn vừa có thể đạt được thành tựu trong sự nghiệp, vừa hoàn thiện bản thân mình.
Theo Toutiao
Thanh niên Việt