MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dòng tiền có dấu hiệu phân hoá mạnh, VN-Index test ngưỡng kháng cự 1.200 điểm chưa thành công

Dòng tiền có dấu hiệu phân hoá mạnh, VN-Index test ngưỡng kháng cự 1.200 điểm chưa thành công

Bức tranh báo cáo tài chính quý 2 dần lộ diện, dòng tiền xuất hiện tích cực hơn ở các cổ phiếu riêng lẻ. Khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi mua ròng hơn 400 tỷ đồng toàn thị trường.

Thị trường chứng khoán phiên cuối tuần mở cửa trong sắc xanh và giao dịch tích cực khi vượt mốc cản 1.200 điểm không dưới 3 lần. Mặc dù vậy, lực bán bắt đầu gia tăng sau 14h đã ngăn chặn những nỗ lực tăng điểm của VN-Index. Kết phiên, chỉ số chính vẫn chưa thể vượt mức kháng cự mạnh 1.200 điểm. Dòng tiền có dấu hiệu phân hoá tại hầu hết các nhóm cổ phiếu và xuất hiện tích cực hơn ở các cổ phiếu riêng lẻ do thị trường đang trong giai đoạn đầu của mùa báo cáo tài chính bán niên.

Nhóm năng lượng và khu công nghiệp có sức tăng mạnh nhất khi ghi nhận GAS và BCM đóng góp tổng cộng gần 3 điểm cho chiều đi lên của VN-Index. Đáng chú ý trong nhóm KCN, BCM (+6,91%) chìm trong sắc tím và trắng bên bán. Việc BCM tăng kịch trần lan toả tới những cổ phiếu cùng nhóm khác như IDC, SZC, TIP, HHV… cũng có mức tăng điểm dao động 2,5%-4%. Song, nhóm KCN vẫn có sự phân hoá khi PC1, HUT, GVR, LCG, CII… vẫn giảm điểm.

Ngoài ra, ngành dầu khí với sự dẫn dắt của GAS là tác nhân kéo điểm thị trường, còn có BSR, CNG, PVC, OIL… cũng đồng thuận đi lên. Song, PVS, PXS, PVT, PGS… vẫn đi ngược chiều.

Sau những nỗ lực dẫn dẫn dắt vào phiên sáng nay, nhóm ngân hàng ghi nhận dấu hiệu giảm nhiệt về cuối phiên. Giao dịch rực rỡ, VIB tăng thêm 4,38% điểm. Đây là cổ phiếu mới được công bố sẽ vào rổ VN30 nên việc tăng giá hoàn toàn dễ hiểu. Hơn nữa, thời điểm để các quỹ ETFs đầu tư theo chỉ số này hoàn tất việc mua vào VIB chỉ còn đúng 1 tuần. Bên cạnh đó, sắc xanh còn xuất hiện ở các mã khác như TCB, STB, OCB, MSB, MBB, VPB… với biên độ tăng điểm nhẹ.

Diễn biến ngược chiều xảy ra với nhóm chứng khoán khi hàng loạt mã giảm giá, phủ kín bảng điện. Phải kể tới như EVS, APS, FTS, MBS, VCI, SBS… ngập chìm trong sắc đỏ. Kết quả kinh doanh quý 2/2022 của nhóm chứng khoán diễn ra không mấy tích cực có thể hiểu là nguyên nhân khiến nhóm này giảm điểm mạnh.

Dòng tiền có dấu hiệu phân hoá mạnh, VN-Index test ngưỡng kháng cự 1.200 điểm chưa thành công - Ảnh 1.

Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,71 điểm (-0,31%) xuống 1.194,76 điểm, HNX-Index tăng 0,74 điểm (+0,26%) lên 228,83 điểm, UpCOM-Index giảm 0,28 điểm về 88,84 điểm. Thanh khoản thị trường có phần không mấy tích cực. Tổng giá trị khớp lệnh trên HoSE sụt giảm 12%, xuống còn 9.786 tỷ đồng.

Trong khi đó, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục là điểm sáng khi họ mua ròng 414 tỷ đồng trên toàn thị trường. 

Trên sàn HoSE, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 8,6 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị mua ròng vào khoảng 378 tỷ đồng. Tại chiều mua, MWG phiên hôm nay được mua ròng mạnh nhất toàn sàn với giá trị 106 tỷ đồng. Theo sau, GAS, MSN, GEX,... cũng được rót ròng mạnh. Ngược lại, KBC, VHM bị bán ròng mạnh nhất lần lượt là 17 tỷ đồng và 13 tỷ đồng. Ngoài ra, bộ đôi quỹ ETF E1VFVN30 và FUEVFVND bị rút ròng khoảng 10 tỷ đồng. 

Dòng tiền có dấu hiệu phân hoá mạnh, VN-Index test ngưỡng kháng cự 1.200 điểm chưa thành công - Ảnh 2.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng nhẹ 2 tỷ đồng, gom ròng IDC khoảng 3 tỷ đồng. Tại chiều bán, PVS bị bán mạnh nhất với giá trị cũng rơi vào khoảng 3 tỷ đồng. 

Dòng tiền có dấu hiệu phân hoá mạnh, VN-Index test ngưỡng kháng cự 1.200 điểm chưa thành công - Ảnh 3.

Tại UpCOM, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng với giá trị khoảng 34 tỷ đồng. BSR tiếp tục là mã cổ phiếu được rót ròng mạnh với 32 tỷ đồng. Ngoài ra, ACV, CSI, LTG, MCH cũng được rót ròng với giá trị không đáng kể. Chiều ngược lại, VEA bị bán ròng mạnh nhất 2 tỷ đồng, theo sau là PXS, BTD, VTK...

Dòng tiền có dấu hiệu phân hoá mạnh, VN-Index test ngưỡng kháng cự 1.200 điểm chưa thành công - Ảnh 4.
https://cafef.vn/dong-tien-co-dau-hieu-phan-hoa-manh-vn-index-test-nguong-khang-cu-1200-diem-chua-thanh-cong-20220722153729454.chn

Bảo Anh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên