Dòng vốn đầu tư nước ngoài trong cơn hoảng loạn có tìm đến Việt Nam?
Trong khi lực cầu trong nước từ phiên "Black Friday" ngày 24/6 vẫn hấp thụ rất tốt các cổ phiếu thì nhà đầu tư ngoại cũng không bán ròng mạnh. Thậm chí, 2 phiên gần đây, họ còn mua ròng trở lại.
- 28-06-2016SSI Research: Brexit – Vẫn còn cơ hội UK ở lại với EU
- 28-06-2016Những lời khuyên cho nhà đầu tư Việt vượt qua Brexit
- 27-06-2016SSI Retail Research: Ảnh hưởng trực tiếp từ Brexit đến Việt Nam không đáng kể
- 27-06-2016Người Anh đã chọn Brexit, vậy hành động tiếp theo của nhà đầu tư Việt Nam là gì?
Tác động từ Brexit lên thị trường chứng khoán mang yếu tố tâm lý nhiều hơn, đây là điều được các chuyên gia thừa nhận. Trước khi kết quả Brexit được công bố, VN-Index đã lên đến 620-630 điểm và lình xình trong một thời gian dài. Khi có một sự kiện xấu như vậy, lợi dụng tâm lý này các nhà đầu tư bán mạnh, khiến thị trường giảm điểm.
Tuy vậy, so với sự kiện biển Đông hồi tháng 5/2014, sự kiện này tác động không mạnh bằng. Ngày 8/5/2014, VN-Index mất đến 34 điểm, nhiều cổ phiếu chạm sàn. Còn trong phiên 24/6, VN Index giảm sâu nhất 34 điểm, kết phiên còn giảm 11 điểm, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã vững vàng hơn trước.
Phản ứng của thị trường cho thấy sự tự tin của nhà đầu tư trong nước hiện ở mức cao, sẵn sàng mua vào, trái với sự kiện Biển Đông khi mà nhà đầu tư trong nước bán ra và nhà đầu tư nước ngoài mua vào.
Phải đến phiên T+1, khối ngoại mới bắt đầu mua ròng trở lại 68 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc dòng vốn ngoại có tranh thủ sự kiện Brexit để đổ vào Việt Nam cũng không nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia tài chính chứng khoán tại buổi tọa đàm BizTALK do BizLIVE tổ chức với chủ đề “Thiên nga đen” Brexit và ứng xử của Việt Nam.
Hiện ngân hàng Deutsche Bank, ngân hàng sở hữu quỹ ETF FTSE Vietnam, là một trong những công ty đầu tư lớn hàng đầu tại Việt Nam. Đây là công ty Đức, nhưng lại đặt trụ sở tại London.
Với việc Brexit xảy ra, thị trường tài chính Anh chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng trong đó có cả Deutsche Bank.
Tuy nhiên, thực ra quy mô quỹ này nhỏ hơn quỹ Van Eck tại Mỹ. Năm 2010 đến 2015, các quỹ ETF giải ngân rất mạnh. Van Eck ngày nào cũng mua liên tục, với một lượng giống hệt nhau tạo ra dòng tiền rất mạnh.
Kể từ đầu năm nay, giới đầu tư quốc tế đang chuyển từ cổ phiếu sang trái phiếu nên dòng tiền của các quỹ ETF đang không hoạt động mạnh, và gần như không còn tiền. Lý do vì Fed nâng lãi suất, kinh tế Trung Quốc bất ổn.
Khi lợi suất âm (giá trái phiếu tăng) thì các nhà đầu tư nước ngoài bán ra trái phiếu và rút vốn. Ở Nhật Bản, các nhà đầu tư gần đây nước ngoài rút vốn liên tục 13 tuần liền, tuy nhiên tuần vừa qua các nhà đầu tư không còn rút vốn nữa và đã mua ròng trở lại.
Trong bối cảnh bất ổn, xu hướng lớn của dòng tiền là các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào các tài sản an toàn như trái phiếu của các nước.
Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán SSI, trong trường hợp Việt Nam, trái phiếu của Việt Nam hiện ở mức tín nhiệm thấp “junk bond”, có lý do gì để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam?
Trong khi đó, với TS. Nguyễn Trí Hiếu, rút kinh nghiệm từ bài học chứng khoán Trung Quốc sụp đổ, ông cho rằng Việt Nam không thể thu hút được dòng vốn từ các quốc gia khác. Khi khủng hoảng xảy ra, nhà đầu tư sẽ có xu hướng trở về với thị trường truyền thống, thay vì đi tìm thị trường có thể rủi ro hơn.
Theo chuyên gia này, "Đa số họ có khuynh hướng tìm nền kinh tế an toàn hơn. Tôi không kỳ vọng Việt Nam sẽ là nơi đầu tư sinh lời."
Bizlive