"Đốt" hết hơn 1 tỷ trong vòng 6 tháng, tôi mới tìm ra phương pháp làm việc chính xác: Người khôn ngoan làm việc "bán sức", kẻ ngu ngốc đâm đầu "bán mạng"
Trong vòng 6 tháng ngắn ngủi, tài sản hơn 1 tỷ đầu tư cho công ty đều đứng trước bờ thua lỗ; chưa hết, bệnh căng cơ thoái hóa tái phát, không nhấc nổi người khỏi giường, đi bệnh viện điều trị mất một tháng mới khỏi.
Khởi nghiệp vào cuối năm 2014, kể từ đó tôi đã trải qua những ngày tháng cày ngày cày đêm.
Sở dĩ tôi từ bỏ công việc giám đốc tư vấn cho doanh nghiệp nổi tiếng của nước ngoài, mà chọn việc khởi nghiệp cốt là muốn làm chút việc có ý nghĩa cho đời. Bởi vậy, với việc mở công ty tôi kỳ vọng rất cao, hoặc là không làm, mà đã làm thì tối thiểu phải trở thành công ty có tiếng.
Thế là, khoảng thời gian đó, tôi rất quan tâm những những người xuất thân bình thường nhưng làm đại sự, và có hoài bão lớn như Mã Vân... Điều này nói thật không nên quan tâm đến thì tốt hơn, bởi đã lao vào rồi thì luôn để bản thân rơi vào tình trạng lo lắng.
Ban đầu, tôi cảm thấy mình thuộc tuýp người tham việc, cả cuối tuần mà cũng làm việc thì quả là chuẩn mực. Kỳ nghỉ quốc khánh cũng không đi du lịch, đều ở nhà làm mấy việc chưa xong hoặc là đi học thêm mấy thứ cao siêu hơn. Thi thoảng thức trắng đến 2-3h sáng để làm PPT. Nhưng một ngày nọ, sau khi đọc xong những câu nói, bài viết của những doanh nhân nổi tiếng trên mạng, thì tôi không bình tĩnh được nữa.
Nhậm Chính Phi (Chủ tích tập đoàn Huawei) hồi mới khởi nghiệp đều ngủ trên sàn nhà tại công ty, mệt quá thì ngủ luôn ở đấy, tỉnh dạy thì tiếp tục làm việc, trên người mang đủ thứ bệnh nào là cao huyết áp, đái tháo đường, thậm chí là đã trải qua hai lần phẫu thuật ung thư.
Hay Lôi Quân (Người sáng lập XiaoMi), ăn cơm chỉ có 3 phút, nhưng làm việc tận 16 tiếng. Còn cả Lưu Cường Đông (Chủ công ty thương mại điện tử Jingdong) cho dù đêm qua uống say cỡ nào, ngủ muộn ra sao thì sáng ngày hôm sau vẫn dậy sớm, đến công ty đúng giờ để họp.
Nền tảng của chúng ta vốn dĩ đã mỏng hơn họ, nếu không chăm chỉ, không nỗ lực sao có thể làm chuyện lớn!
Từ đó, tôi giới hạn thời gian ngủ của mình chỉ còn 5 tiếng một ngày. Buổi tối 12h đi ngủ, 5h sáng dậy, đến trưa còn bận đến mức không có thời gian chợp mắt. Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2015, cày ngày cày đêm cuối cùng tôi cũng thấy "hiệu quả".
Trong vòng 6 tháng ngắn ngủi, tài sản hơn 1 tỷ đầu tư cho công ty đều đứng trước bờ thua lỗ; chưa hết, bệnh căng cơ thoái hóa tái phát, không nhấc nổi người khỏi giường, đi bệnh viện điều trị mất một tháng mới khỏi.
Tại sao lại có những nguyên nhân này?
Nguyên nhân rất đơn giản thôi, ngày nào cũng thiếu ngủ, dẫn đến hai vấn đề lớn. Một là não bộ hoạt động kém, khó để nghiên cứu các chiến lược, càng dễ khiến việc cứ quay lòng vòng, đi sai hướng lại không biết điều chỉnh sớm. Hai là, cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm.
May mắn thay, sang tháng 10 năm đó tôi đã xem xét lại chiến lược của mình, chuyển đổi một kế hoạch khác và xây dựng cho mình một thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nhờ đó mà công ty của tôi đã được hồi sinh và được như hiện tại.
"Bán sức" và "Bán mạng" là hai nghĩa khác biệt.
Tôi lấy kinh nghiệm của bản thân để giải thích tác hại của việc cày ngày cày đêm.
Vậy có phải nói chúng ta không nên tăng ca, không nên cố gắng trong công việc?
Đáp án đương nhiên không phải vậy! Tôi hiện tại làm việc 6 ngày rưỡi mỗi tuần, 12h đêm đi ngủ, và dậy lúc 6h30, công việc chiếm 14 tiếng mỗi ngày.
Điều khác biết ở chỗ, tôi đã hiểu "Bán sức" chứ không phải "Bán mạng"
Hai điểm khác biệt lớn nhất của "Bán sức" và "Bán mạng".
- Không có tính định hướng: "Bán mạng" chỉ đơn giản nhấn mạnh quá trình bạn nỗ lực bỏ ra, không có định hướng, kết quả. Nhưng "Bán sức" đồng thời nhấn mạnh kết quả và quá trình bạn nỗ lực ra sao.
- Không có tính bền vững: "Bán mạng" nhấn mạnh phải bán sức khỏe để làm việc, hiệu quả của nó rất lớn nhưng mạng chỉ có một và không thể tái sinh, do vậy bán mạng là không bền vững. "Bán sức" là bạn làm việc chăm chỉ, nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu.
Sức mạnh là thứ có thể tái tạo liên tục, vì vậy "Bán sức" là hành động có tính bền vững.
Vậy làm thế nào có thể chỉ "Bán sức" mà không "Bán mạng" ? Dưới đây là hai phương pháp mà tôi đề xuất:
1, Biến thời gian thành thành quả
"Bán mạng" rất dễ khiến người ta quan tâm đến thời gian công việc mỗi ngày, mỗi tháng ra sao mà lơ là kết quả. Do đó "bán sức" mà không "bán mạng", đầu tiên phải xây dựng mục tiêu, sau đó dồn tất cả sức lực vào mục tiêu đó.
Có mục tiêu, mỗi ngày dù làm 14 tiếng hay 4 tiếng đều không quan trọng, quan trọng là bạn làm thế nào để đạt được mục tiêu.
Tuy nhiên khi xây dựng mục tiêu cũng cần phải lưu ý hai điểm:
- Biết thế nào là đủ.
Lý tưởng và tầm nhìn có thể rộng lớn, nhưng mục tiêu nhất định phải mang tính khả thi. Nếu đặt cho bản thân một mục tiêu bất khả thi vậy nó gần như là không có khả năng thực hiện, thậm chí giáng một đòn vào sự tự tin của bạn. Đây giống như bạn đặt cho một đứa trẻ 3 tuổi mục tiêu 100 cân, đương nhiên đó là điều không thể. Bởi vì, khoảng cách giữa thực tế và khả năng của họ quá xa.
Mới khởi đầu tôi đã đi vào con đường "bán mạng", là vì đã đưa ra mục tiêu quá xa. So với các doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành, hoàn toàn không có sự tập trung và hướng dẫn, chỉ có thể lấy thời gian làm việc nhiều ra để chứng minh bản thân đang nỗ lực cho mục tiêu. Nó không chỉ không có ý nghĩa mà ngược lại còn lãng phí rất nhiều thời gian. Mục tiêu phải có tính khả thi, nhưng cũng không phải quá khó khăn, mục tiêu mà thực hiện một cách tùy tiện cũng không có ý nghĩa thực tế. Đặt mục tiêu bạn phải dốc sức thực hiện, như vậy mới có thể theo sát.
- Cân bằng.
Ngoài tính khả thi, mục tiêu còn phải có tính cân bằng. Mục tiêu mà không thể cân bằng thì coi như vô nghĩa. Bởi vì, bạn không rõ sẽ phải bỏ ra bao nhiêu sức lực cho mục tiêu này, đầu tư bao nhiêu thời gian, đặt ra ngày hoàn thành cũng không biết có thể thực hiện được không. Ví dụ, có người đặt mục tiêu năm 2019 sẽ nâng cao khả năng thuyết trình của bản than. Vậy, cho hỏi bạn phải đầu tư bao nhiêu thời gian và công sức để có thể làm nó? Nếu bạn muốn làm một diễn thuyết gia vậy mỗi ngày có thể bỏ ra một tiếng đồng hồ cũng không đủ. Nhưng nếu bạn chỉ cần lên sân khấu diễn thuyết trong 3 phút mà không nói lắp, vậy bạn có thể diễn thuyết ở 3 buổi hội thảo là đủ rồi.
Bạn thấy đấy, tiêu chuẩn cân bằng mục tiêu là không giống nhau, nếu mục tiêu bạn đặt ra có thể đáp ứng được hai điều trên, cho dù cuối cùng không hoàn thành, cũng sẽ giúp bạn "thu hoạch" được rất nhiều.
2, Thay đổi không bền vững thành bền vững
Bán mạng, bạn sẽ phải bán sức khỏe của mình, do vậy, có người liên tục thức trắng tăng ca, rồi để lại những hậu quả: mấy ngày không nghỉ ngơi, khiến tinh thần trở nên không tốt. Không chỉ không có tính bên vững, mà lâu dài thì hiệu quả thấp.
Bán sức, nhấn mạnh đến tính bền vững và hiệu quả công việc cao. Bạn cần phải duy trì một năng lượng dồi dào, có như vậy mới bảo đảm hiệu quả thời gian công việc.
Bảo vệ sức khỏe, như vậy mới có thể làm việc trong thời gian dài. Sau những tháng ngày làm việc cật lực vào năm 2015, có 3 điều cốt lõi tôi phải làm:
Thứ nhất, ngủ đủ giấc. Mồi ngày ngủ từ 6 đến 6 tiếng rưỡi, ngủ 20 phút vào buổi trưa.
Thứ hai, năng suất phải ưu tiên hàng đầu. Dù là trong thời gian làm việc, nhưng nếu mệt tôi sẽ giành chút thời gian để nghỉ ngơi. Mặc dù thời gian làm việc ít, nhưng hiệu quả lại cao.
Thứ ba, kiên trì luyện tập. Cho dù đang bận, tôi cũng cố gắng hoàn thành lượng công việc đề ra, mỗi việc đều làm hết mình.
Ba kinh nghiệm ở trên, tôi không chỉ áp dụng cho bản thân mà còn yêu cầu các nhân viên của mình cũng phải làm theo. Ở công ty của tôi, thời gian làm việc có thể tự điều chỉnh, nên có thể ngủ bất cứ lúc nào.
Tổng kết lại, sau khi hiểu được sự khác nhau của "bán mạng" và "bán sức", bạn có hay không chút lo lắng và sự do dự?
Sẽ không còn lo lắng về việc nên hay không nên tăng ca? Hãy xác định mục đích của việc tăng ca là để thực hiện mục tiêu của mình chứ không phải chỉ để kiếm chút tiền tăng ca.
Sẽ không do dự về việc không nhìn thấy mặt trời vào lúc 4h sang? Bạn sẽ thức dậy lúc 4 giờ sáng, nhưng hãy bảo đảm tinh thần tốt và một cơ thể khỏe mạnh. Phải bán sức một cách thực sự có hiệu quả, không chỉ là cố gắng mà là cố gắng hết sức và lâu dài.
Có một câu nói rất hay "Không nhất định lúc nào cũng phải cố gắng, nhưng không cố gắng thì cuộc sống chắc chắn sẽ vất vả".
Trí thức trẻ