Dow Jones giảm hơn 300 điểm do lo ngại về mức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu
Lần thứ 2 trong vòng 1 tháng qua, quỹ tiền tệ quốc tế IMF ra báo cáo dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trong năm 2019. Ngoài ra, những số liệu yếu ớt của nền kinh tế Trung Quốc cũng góp phần đẩy phố Wall chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch đêm qua.
- 16-01-2019Nhóm công nghệ dẫn dắt thị trường, Dow Jones tăng 155 điểm
- 11-01-2019Dow Jones vượt mốc 24.000 điểm, phố Wall có bước “chạy đà” mạnh nhất trong 13 năm
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa trở lại trong đêm qua sau ngày nghỉ lễ thứ Hai với chuỗi chiến thắng kéo dài bốn tuần, dài nhất kể từ tháng 8. Các nhà đầu tư đã giảm bớt nỗi lo sợ về tăng trưởng lợi nhuận quý 4. S & P 500 cũng tăng hơn 10% kể từ ngày 24/12.
"Sự hồi phục của thị trường là rất ấn tượng, tuy nhiên nỗi lo ngại vẫn còn đó khi mô hình hồi phục "chữ V" từ đáy luôn cần kiểm định lại, giống như những gì đã xảy ra năm 2011 và 2016" , ông Craig Johnson, kỹ thuật viên thị trường tại Piper cho biết. "Mặc dù lịch sử gần đây và sự đồng thuận của đám đông cho thấy thị trường có thể quay trở lại mức thấp trong tháng 12, chúng tôi tin rằng có đủ bằng chứng cho rằng sẽ thị trường có thể hồi phục mà không cần kiểm định lại mô hình 2 đáy."
Sau đêm qua, chỉ số Dow Jones giảm 301,87 điểm xuống 24.404,48, dẫn đầu mức giảm là Goldman Sachs và Caterpillar. S&P 500 cũng giảm 1,4% xuống 2.632,90 khi các ngành dịch vụ truyền thông và công nghiệp sụt giảm. Nasdaq Composite giảm 1,9%, đóng cửa ở mức 7.020,36.
Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng 6,6% trong năm ngoái, theo số liệu chính thức được công bố bởi chính phủ Trung Quốc. Sự tăng trưởng đó phù hợp với kỳ vọng của các nhà phân tích. Tuy nhiên, đó cũng là mức tăng trưởng thấp nhất của Trung Quốc trong 28 năm qua.
Cổ phiếu đã giảm xuống mức thấp trong ngày sau khi tờ Financial Times đưa tin Mỹ đã hủy một cuộc họp thương mại với các quan chức Trung Quốc. Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, phủ nhận các báo cáo, nói rằng các cuộc họp không bị hủy bỏ, khiến cổ phiếu hồi phục ở cuối phiên. Trung Quốc và Mỹ đang cố gắng đạt được thỏa thuận thương mại vĩnh viễn.
"Sau cùng, tất cả sẽ phụ thuộc vào cách Tổng thống Trump quyết định giữa kết quả ngắn hạn và mục tiêu dài hạn" ông Jonathan Jonathan Fenby, chủ tịch của đoàn Trung Quốc tại TS Lombard, cho biết trong hôm Chủ nhật. "Nếu ông Trump muốn có một thỏa thuận cho mục đích riêng của mình, ông có thể đứng về phía những người trong chính quyền, người nghĩ rằng một thỏa thuận rộng lớn hơn có thể được xây dựng để cho phép hai nước trở lại mối quan hệ ít đối đầu hơn, điều này sẽ giúp các công ty Mỹ tránh khỏi thiệt hại chiến tranh thương mại trong thời gian tới và thị trường có thể tăng điểm trở lại đồng thời trong đặt Bắc Kinh vào tính thế buộc phải cải cách kiên quyết hơn.
Thứ Hai vừa qua, IMF cho rằng kinh tế toàn cầu đã đánh mất đà tăng trưởng. Do đó, tổ chức này cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2019 xuống 3,5% từ mức 3,7%. IMF cũng cắt giảm triển vọng tăng trưởng năm 2020 xuống còn 3,6% từ 3,7%.
Các chỉ số chính càng thêm phần ảm đạm sau khi Hiệp hội Bất động sản Quốc gia cho biết doanh số bán nhà ở hiện tại của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm.