MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dow Jones mất hơn 800 điểm, S&P 500 chính thức rơi vào thị trường giá xuống

14-06-2022 - 12:10 PM | Tài chính quốc tế

Dow Jones mất hơn 800 điểm, S&P 500 chính thức rơi vào thị trường giá xuống

Chứng khoán Mỹ chính thức bước vào thị trường giá xuống, khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng lên mức cao nhất trong 1 thập kỷ và đồng USD tăng giá do tác động của lạm phát. Trong bối cảnh đó, nhiều người lo ngại rằng việc Fed nâng lãi suất quá nhanh có thể đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Chỉ số S&P 500 giảm 3,88% xuống 3.749,63 điểm, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2021 và đưa mức giảm từ khi chạm kỷ lục hồi tháng 1 lên hơn 21%. Chỉ số này đóng cửa trong "thị trường con gấu" (giảm hơn 20% so với mức cao) sau khi giao dịch tại đây trong một thời gian ngắn vào khoảng ba tuần trước.

Trước đó, một số người ở Phố Wall cho rằng đây vẫn chưa phải là thị trường giá xuống chính thức và cuối cùng S&P 500 lại đóng cửa trong "lãnh thổ con gấu". Lần cuối cùng chứng khoán Mỹ ở trong thị trường giá xuống là vào tháng 3 năm 2020 khi đại dịch bùng phát.

Dow Jones mất hơn 800 điểm, S&P 500 chính thức rơi vào thị trường giá xuống  - Ảnh 1.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones sụt 876,05 điểm, tương đương 2,79%, xuống 30.516,74 điểm, giảm khoảng 17% so với mức cao kỷ lục. Nasdaq Composite rớt 4,68% đóng cửa ở mức 10.809,23 điểm, nâng mức giảm của đợt bán tháo này lên hơn 33%.

Các chỉ số chính chạm mức thấp nhất của phiên trong 30 phút cuối cùng, sau khi một báo cáo của Wall Street Journal cho thấy Fed sẽ xem xét tăng lãi suất thêm 0,75% vào thứ Tư, nhiều hơn mức tăng nửa điểm hiện tại được dự kiến.

Nhà đầu tư đã tìm ra hầm trú ẩn an toàn và khiến giá trái phiếu kho bạc giảm, đẩy lợi suất 10 năm lên mức cao nhất trong một ngày kể từ tháng 3 năm 2020. Bitcoin đã giảm 15%. Tại một thời điểm trong ngày giao dịch, mọi cổ phiếu trong S&P 500 đi xuống. Chỉ có 5 cổ phiếu trong chỉ số này đóng cửa trong sắc xanh.

Sự sụt giảm diễn ra khi các nhà đầu tư vẫn đang tiếp cân nhắc về báo cáo lạm phát nóng hơn dự kiến ​​vào thứ Sáu và chuẩn bị cho việc Fed tăng lãi suất vào cuối tuần.

Cổ phiếu của Boeing, Salesforce và American Express lần lượt giảm 8,7%, 6,9% và 5,2%, kéo chỉ số Dow đi xuống do lo ngại suy thoái gia tăng. Cổ phiếu công nghệ bị đánh giá cao cũng bị ảnh hưởng bởi Netflix, Tesla và Nvidia giảm hơn 7%, khi Nasdaq chạm mức thấp nhất trong 52 tuần và mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2020.

Cổ phiếu ngành du lịch cũng sụt giảm vào thứ Hai khi Carnival Corporation và Norwegian Cruise Line lần lượt giảm khoảng 10% và 12%. Delta Air Lines giảm hơn 8% trong khi United giảm khoảng 10%.

Tất cả các ngành chính của S&P 500 đều chìm trong sắc đỏ, dẫn đầu bởi năng lượng, mất hơn 5%. Tiêu dùng không thiết yếu, dịch vụ truyền thông, công nghệ thông tin và tiện ích đều giảm hơn 4%.

Khi cổ phiếu bị bán thá, lợi suất trái phiếu ngắn hạn đã tăng vọt vào thứ Hai. Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng hơn 20 điểm cơ bản lên mức cao nhất 3,3%, khi các nhà đầu tư tiếp tục đặt cược rằng Fed có thể phải quyết liệt hơn để kiềm chế lạm phát. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm gần đây nhất đã tăng khoảng 30 điểm cơ bản lên khoảng 3,3%.

Trong tuần trước, các chỉ số chính đã ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ cuối tháng 1 khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại lạm phát gia tăng sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Cục Thống kê Lao động báo cáo hôm thứ Sáu rằng chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tháng 5 đã tăng 8,6% so với một năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 12 năm 1981.

https://cafef.vn/dow-jones-mat-hon-800-diem-sp-500-chinh-thuc-roi-vao-thi-truong-gia-xuong-20220614074034635.chn

Vu Lam

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên