MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dự án điện khí LNG Bạc Liêu 4 tỷ USD kiến nghị gì với Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ?

Dự án điện khí LNG Bạc Liêu 4 tỷ USD kiến nghị gì với Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ?

Ngoài những bước tiến quan trọng, vẫn còn một số vấn đề mà nhà đầu tư và UBND tỉnh Bạc Liêu cho là vướng mắc, đồng thời đề nghị Tổ công tác đặc biệt xây dựng cơ chế "bảo đảm Nhà nước thực hiện dự án đầu tư" và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Tháng 1/2020, dự án điện khí LNG Bạc Liêu đã nhận giấy chứng nhận đầu tư. Dự án có quy mô 3.200 MW, tổng vốn đầu tư hơn 4 tỷ USD. Đến nay, dự án đã triển khai được một số công việc cụ thể.

Mới đây, trong báo cáo gửi tới Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, UBND tỉnh Bạc Liêu thông tin, theo báo cáo của nhà đầu tư, hiện nay đã hoàn thành hầu hết các nhiệm vụ đặt ra của giai đoạn chuẩn bị đầu tư, như lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và báo cáo đấu nối truyền tải điện.

Đến nay, chỉ còn khoảng 5% công việc tồn đọng liên quan đến các thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam, cần thẩm định và phê duyệt của cơ quan thẩm quyền. Bên cạnh đó, từ tháng 11/2020 đến nay, nhà đầu tư - công ty Delta Offshore Energy đã có 7 buổi làm việc với công ty Mua bán điện.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho hay, dự án đã có bước tiến quan trọng, đó là đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đánh giá tác động môi trường; bến cảng khí hóa lỏng của dự án đã được phê duyệt đưa vào quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Song, cũng có những vấn đề được nhà đầu tư và UBND tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh là vướng mắc, đồng thời đề nghị Tổ công tác đặc biệt xây dựng cơ chế "bảo đảm Nhà nước thực hiện dự án đầu tư" và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 điều 11 Luật Đầu tư 2020 và khoản 1, khoản 2 điều 3 Nghị định 31/2021/NĐ-CP làm căn cứ để đàm phán và ký kết Hợp đồng mua bán điện (PPA).

Theo đó, danh sách nhóm vấn đề được liệt kê, đề nghị tới Tổ công tác đặc biệt như sau:

1. Áp dụng luật điều chỉnh hợp đồng mua bán điện là Luật Anh

2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện bằng trọng tài quốc tế theo thông lệ các hợp đồng quốc tế

3. Quy định nhằm bảo đảm rằng các thay đổi về pháp luật sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực đối với Dự án

4. Cơ chế ngoại hối để đảm bảo chuyển đổi ngoại tệ phục vụ việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán quốc tế về nhập khẩu khí LNG cho các nhà máy.

5. Các đảm bảo nghĩa vụ thanh toán thay cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong trường hợp EVN không thực hiện được cam kết thanh toán theo quy định trong Hợp đồng mua bán điện.

6. Đảm bảo thực thi các quy định về các trường hợp thanh toán chấm dứt Hợp đồng mua bán điện

7. Nghĩa vụ Tiếp nhận điện hoặc trả tiền (Take or Pay) trong hợp đồng mua bán điện

8. Cơ chế chuyển giá (pass through) từ giá khí LNG sang giá bán điện trong hợp đồng mua bán điện

9. Đảm bảo cam kết về đường dây truyền tải và đấu nối của Dự án

10. Dự án được sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đã thanh toán tiền thuê đất một lần) để thể chấp

11. Ký hợp đồng thuê đất với một số điều khoản bổ sung hợp đồng mẫu của Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.

Hà Trần

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên