Dự án sân bay Long Thành: Đau đầu lo vốn “khủng” giải phóng mặt bằng
Đại biểu Quốc hội quan ngại, 18.000 tỷ đồng cần để giải phóng mặt bằng làm sân bay Long Thành vẫn chưa có nguồn, trong khi nợ công đã gần chạm trần.
- 01-06-20176 lý do Chính phủ đề nghị Quốc hội 'cho phép' đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành
- 01-06-2017Làm rõ nguồn vốn 23.000 tỷ đồng giải toả đất dự án sân bay Long Thành
- 29-05-2017Mặt bằng cho sân bay Long Thành: 18 nghìn tỷ nữa lấy ở đâu?
“Đau đầu” vì vốn đầu tư lớn
Trao đổi với báo chí bên hàng lang Quốc hội ngày 1/6, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị) cho biết, tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, chỉ riêng khoản tiền 18.000 tỷ đồng cần cho việc giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành đã khiến các cơ quan “đau đầu”.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh
Về nguồn lực, theo đại biểu Đỗ Văn Sinh việc giải phóng mặt bằng cho sân bay Long Thành ban đầu dự kiến 18.000 tỷ đồng, bây giờ theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai, số tiền lên đến 23.000 tỷ mà đó thực ra cũng mới chỉ là con số bước đầu. So với nhu cầu vốn đặt ra, ngân sách mới bố trí được 5.000 tỷ, tức mới được trên 25%, số còn thiếu là rất lớn.
Với dự án thành phần về giải phóng mặt bằng làm sân bay Long Thành, quá trình thẩm tra, Ủy ban Kinh tế cũng đã nêu nhiều băn khoăn, nhất là về phương án vốn. Ông Đỗ Văn Sinh cho rằng, có thể phải đưa ra 2 giải pháp.
Thứ nhất, cho ngay một cơ chế sử dụng quỹ đất, bởi toàn bộ 5.000 ha có 2.780 ha để xây dựng hạ tầng cho sân bay, 1.050 ha là cho quỹ quốc phòng, còn khoảng 1.200 ha để làm cơ sở dịch vụ. Theo đó, có cơ chế cho sử dụng ngay 1.200 ha đó để đầu tư lại, thu lại tiền từ đó. Với 1.200 ha giả sử tính 2 triệu đồng/m2 thì đã thu được 24.000 tỷ.
Hướng thứ hai vẫn nằm trong kế hoạch tổng thể, kế hoạch đầu tư tổng thể trung hạn là 2 triệu tỷ, mới phân bổ 1,8 triệu, vẫn để dự phòng 200.000 tỷ. Rõ ràng đây là dự án quan trọng Quốc gia, có thể tính một phần ở trong phần dự phòng đó. Nếu Quốc hội và Chính phủ vẫn quyết tâm làm thì vẫn có cách để huy động nguồn lực.
Cần phải cộng đồng trách nhiệm
Về dự án giải phóng mặt bằng làm sân bay Long Thành, hiện chưa có báo cáo khả thi mà thông qua là có rủi ro còn chờ báo cáo theo đúng quy trình thì tiến độ chậm lại ít nhất 3 năm. Đại biểu Đỗ Văn Sinh cho rằng, cần phải cộng đồng trách nhiệm trước dân để sử dụng đồng tiền của dân sao cho hiệu quả.
“Phương án Chính phủ trình có thể chấp nhận được nhưng cần phải lập báo cáo riêng, coi đây như một dự án trọng điểm vì số vốn cũng tới 23.000 tỷ đồng (10.000 tỷ Quốc hội đã thông qua trước đó) để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp cuối năm chứ không phải kỳ này,” ông Sinh nêu ý kiến./.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I (đến 2025): Đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.
- Giai đoạn II (đến năm 2035): Tiếp tục đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách để nâng công suất lên 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
- Giai đoạn III (sau năm 2035): Hoàn thành các hạng mục của Dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
VOV
- Gần 3.300 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Quốc hội
- Sự cố in ấn và những chiếc ghế trống thành điểm nhấn họp báo Quốc hội
- Quốc hội lập đoàn giám sát quản vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
- Chủ tịch Quốc hội: "Đã cân nhắc thận trọng, xem xét khách quan dự án sân bay Long Thành"
- Quốc hội giao 'chỉ tiêu' cho 4 bộ trưởng