Dự báo Kết quả kinh doanh kém khả quan trong quý 3, cổ phiếu Nhựa Bình Minh (BMP) xuống mức thấp nhất từ đầu năm 2021
Trong tháng 8, ban lãnh đạo BMP ước tính doanh thu thuần sẽ suy yếu chỉ còn 70- 75 tỷ, khoảng 1/7 so với Tháng 7. BVSC cho rằng lợi nhuận Tháng 8 sẽ tiếp tục bị áp lực, và có thể cải thiện đôi chút vào Tháng 9 nếu việc nới lỏng giãn cách vào giữa Tháng 9.
Báo cáo KQKD quý 2 cho biết Nhựa Bình Minh (BMP) đạt doanh thu thuần 1.452 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn tăng cao khiến lợi nhuận ròng BMP chỉ đạt gần 42 tỷ đồng, giảm tới 73% so với cùng kỳ 2020, mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, BMP đạt 2.605 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 15% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận sau thuế giảm hơn một nửa, chỉ còn 126 tỷ đồng.
Sau nửa đầu năm khó khăn, tình hình hoạt động quý 3 của BMP được dự báo sẽ còn khó khăn hơn nhiều do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Lần đầu thua lỗ trong tháng 7
Trong báo cáo mới được công bố, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã có những dự báo về triển vọng quý 3 của BMP.
Theo báo cáo, tại cuộc họp gần đây, Ban lãnh đạo BMP cho biết doanh thu Tháng 7 của BMP khá thấp với mức 244 tỷ đồng (-38,7% YoY), trong đó sản lượng tiêu thụ giảm 46,2% YoY xuống còn 5.013 tấn, chủ yếu được hỗ trợ bởi hai tuần đầu tiên của Tháng 7, trước khi gặp nhiều khó khăn khi thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 cho đến nay.
BVSC ước tính Giá bán sản phẩm bình quân (ASP) của BMP trong tháng 7 có cải thiện một chút lên 48,7 triệu/ tấn, so với 48,0 triệu/ tấn trong Quý 2/2021. Tuy nhiên, môi trường bán hàng kém khả quan không thể giúp BMP tối ưu hóa các chi phí cố định như chi phí khấu hao và thuê nhà xưởng trong kỳ. Kết quả, BMP ghi nhận lỗ ròng 3,7 tỷ trong tháng 7.
Trong nửa đầu Tháng 8, sản lượng tiêu thụ của BMP chỉ đạt 664 tấn. Theo Ban lãnh đạo, tiêu thụ trong giai đoạn này chủ yếu được thúc đẩy bởi các dự án đặc thù, chẳng hạn như bệnh viện giã chiến, nơi các quy trình vận chuyển đang được ưu tiên.
Ban lãnh đạo BMP kỳ vọng hoạt động bán hàng sẽ phục hồi trở lại vào nửa sau Tháng 9, với kỳ vọng rằng Chỉ thị 16 sẽ được nới lỏng sau ngày 15/09/2021.
Theo Ban lãnh đạo BMP, có một số nhà phân phối của họ gặp khó khăn trong việc hoàn thành các khoản thanh toán do môi trường bán hàng chậm. Công ty hiện chia sẻ khó khăn này với các nhà cung cấp bằng cách kéo dài thời hạn thanh toán thêm 15 ngày, đồng thời không áp dụng bất kỳ khoản phạt nào đối với các khoản phải thu quá hạn, để giữ mối quan hệ lâu dài vốn có giữa Công ty và nhà cung cấp.
BVSC lưu ý doanh thu của BMP được phân bổ qua mạng lưới nhà phân phối rộng khắp và tỷ trọng khách hàng dự án là rất ít. BVSC đánh giá điều này sẽ có một số tác động đến bảng cân đối kế toán và dòng tiền hoạt động của công ty trong ngắn hạn, nhưng những hỗ trợ như vậy chắc chắn có lợi cho việc khôi phục nhu cầu của BMP sau khi giãn cách được nới lỏng.
Duy trì 15-20% hoạt động sản xuất tại 2 nhà máy trọng điểm
Để tuân thủ Chỉ thị 16, nhà máy của BMP tại TP.HCM đã ngừng sản xuất kể từ giữa Tháng 7, nhà máy này đang tận dụng để tích trữ hàng tồn kho thành phẩm nhằm chuẩn bị cho triển vọng phục hồi tiêu thụ sau khi giãn cách được nới lỏng. Đến nay, 2 nhà máy chủ chốt của BMP tại tỉnh Bình Dương và Long An, có tổng công suất sản xuất 120 nghìn tấn/năm, hiện duy trì sản xuất ở mức 15-20% công suất.
Hiện tại, BMP đang duy trì 80 công nhân tiêm đã tiêm vaccine tại Bình Dương chủ yếu phục vụ hoạt động bán hàng và một phần phục vụ sản xuất các sản phẩm có nhu cầu nhưng đã hết hàng tồn kho. Trong khi đó, có 145 nhân viên vẫn đang làm việc tại nhà máy Long An (55% đã được tiêm phòng). Công ty chịu trách nhiệm chi trả phụ cấp cho nhân viên và các chi phí liên quan khác, chẳng hạn như xét nghiệm COVID-19, tổng chi phí ước tính khoảng 2,0 tỷ/tháng.
Theo Ban lãnh đạo BMP, quỹ lương thông thường của Công ty vào khoảng 20,0 tỷ mỗi tháng. Mức này ước tính giảm xuống 67-68% so với mức bình thường tại Tháng 7.
Doanh thu tháng 8 ước tính giảm còn 1/7 so với tháng 7
Trong tháng 8, ban lãnh đạo BMP ước tính doanh thu thuần sẽ suy yếu chỉ còn 70- 75 tỷ, khoảng 1/7 so với Tháng 7. BVSC cho rằng lợi nhuận Tháng 8 sẽ tiếp tục bị áp lực, và có thể cải thiện đôi chút vào Tháng 9 nếu việc nới lỏng giãn cách vào giữa Tháng 9.
BVSC đánh giá Quý 3/2021 là quý bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BMP. BVSC kỳ vọng động lực kép: (1) Tiêu thụ phục hồi nhờ nhu cầu dồn nén trước dịch và Quý 4 thường là quý cao điểm; và (2) Giá PVC thuận lợi hơn giúp BMP cải thiện lợi nhuận trong Quý 4/2021 sẽ hỗ trợ hơn cho kết quả kinh doanh BMP vào cuối năm.
Cho cả năm 2021, BVSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng BMP đạt 4.627 tỷ (-0,3% YoY) và 213,5 tỷ đồng (- 59,1% YoY), phản ánh tác động nặng nề của đợt tái bùng phát COVID-19.
Với những diễn biến không mấy tích cực từ hoạt động kinh doanh gần đây, cổ phiếu BMP kết phiên 24/8 chỉ còn 53.000 đồng/cp, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị