MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dù đang phục hồi nhưng chuyên gia cảnh báo thị trường sẽ còn phải trải qua 2 cơn bán tháo nữa

10-04-2020 - 11:44 AM | Tài chính quốc tế

Mặc dù hiện nay thị trường vẫn đang khá hỗn loạn và chưa có những dấu hiệu rõ ràng, vẫn có một vài gợi ý về lựa chọn tài sản đầu tư thời Covid-19.

Thị trường điều chỉnh mạnh thôi thúc các nhà đầu tư bắt đáy. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây không phải là 1 cú điều chỉnh gây ra bởi những yếu tố kinh tế thông thường. Thay vào đó, lần này sự biến động của thị trường phản ánh 1 cú sốc rất phức tạp do nhiều yếu tố gây nên, mà nhiều khả năng sẽ tạo ra cơn bán tháo có nhiều giai đoạn, tầng lớp.

Một số yếu tố khiến thị trường điều chỉnh bao gồm: cú sốc kinh tế, mức định giá quá cao so với tiềm năng tăng trưởng yếu ớt kể cả trước khi đại dịch ập đến. Giá dầu lao dốc tạo nên cú sốc năng lượng với các khoản đầu tư cũng như lợi nhuận trên thị trường dầu mỏ sụp đổ và thanh khoản "petrodollar" cạn kiệt. Tất cả tạo nên 1 cú sốc lớn bao trùm tất cả các thị trường, từ thị trường tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu đến hàng hóa.

Những vấn đề phức tạp này cần phải được giải quyết bằng những giải pháp phức tạp và cần có thời gian để các giải pháp phát huy hiệu quả. Điều đó có nghĩa là quãng thời gian thị trường biến động sẽ còn kéo dài.

Theo chuyên gia Ian Harnett của Absolute Strategy Research, thị trường sẽ phải trải qua 3 giai đoạn bán tháo. Đà hồi phục hiện nay phản ánh nhà đầu tư hi vọng kinh tế thế giới sẽ hồi phục theo hình chữ V sau khi các chính phủ tung những gói kích thích lớn chưa từng thấy và tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, thị trường sẽ rơi vào 1 cú điều chỉnh thứ hai khi thực tế cho thấy cú sốc cầu nặng nề hơn và kéo dài lâu hơn dự tính, do suy thoái kinh tế bao trùm từ châu Á đến châu u và sau đó là Mỹ, khiến lợi nhuận toàn cầu sụt giảm 30% - 50%. Đây là thách thức đối với cả cổ phiếu và trái phiếu.

Cuối cùng, vào khoảng quý IV, thị trường lại 1 lần nữa điều chỉnh do cú sốc cung vì các chuỗi cung ứng vốn được xây dựng theo nguyên tắc tối đa hóa hiệu suất chứ không phải coi trọng tính bền vững và khả năng thích nghi, do đó sẽ đổ vỡ hoặc khó khởi động lại hơn so với dự tính. Lợi nhuận biên bị bào mỏng và mức nợ cao sẽ đẩy nhiều công ty nhỏ và vừa vốn - bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với chuỗi cung ứng - vào tình thế nguy hiểm, do đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung và tạo ra giảm phát.

Mặc dù trong các kịch bản này thị trường đều có những đợt tăng điểm ngắn và mạnh, xu hướng chung và thị trường tiếp tục căng thẳng và biến động mạnh.

Giải pháp cuối cùng cho khủng hoảng không chỉ là 1 liều vaccine và lãi suất giữ ở mức thấp trong thời gian dài mà còn cần nới lỏng chính sách tài khóa. Điều này có lợi cho các công ty dược phẩm, có lợi cho các cổ phiếu tăng trưởng hơn là nhóm cổ phiếu giá trị và có lợi cho một số ngành công nghiệp quốc gia (là nhóm hưởng lợi từ kích thích tài khóa).

Cổ phiếu năng lượng đã bị bán tháo mạnh mẽ vì giá dầu lao dốc, nhưng nhu cầu đẩy tăng giá dầu về lâu dài sẽ có lợi cho ngành này. Và cuối cùng đồng USD cũng đứng trước áp lực giảm giá, điều có lợi cho vàng.

Ở thời điểm hiện tại, vẫn còn quá sớm để đổ tiền vào những ngành trước đây đã ở mức định giá quá cao so với giá trị thực như ngân hàng và hàng không. Thay vào đó hãy tập trung vào những công ty dồi dào tiền mặt và chuỗi cung ứng ngắn, theo Ian Harnett.

Thu Hương

Trở lên trên