MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Du học 2 năm nhưng về nước chỉ được nhận làm tài xế cho sếp: Quan trọng là bạn thích nghi được đến đâu

24-08-2021 - 07:33 AM | Sống

Du học 2 năm nhưng về nước chỉ được nhận làm tài xế cho sếp: Quan trọng là bạn thích nghi được đến đâu

Tốt nghiệp từ đại học nước ngoài, ngoại ngữ thành thạo, nhiều du học sinh tưởng chừng sẽ dễ dàng tìm được một công việc lương cao khi về nước. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược khi HR chỉ ra những nguyên nhân sau đây.

Thời đại phát triển càng nhanh, con người càng phải chịu áp lực xã hội rất lớn. Trong môi trường như vậy, các sinh viên mới ra trường, bắt đầu bước chân vào thị trường tuyển dụng cũng đối mặt không ít khó khăn.

Nhiều gia đình có điều kiện thường lựa chọn là cách cho con em mình tiếp cận “nguồn giáo dục cao cấp hơn”. Họ tin rằng, một tấm bằng tốt nghiệp trường đại học nước ngoài sẽ giúp gia tăng năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, các sinh viên du học trở về liệu có thực sự đi trên con đường trải đầy hoa, được ưu ái hơn hay không?

Thực tế cho thấy, khi đất nước ngày càng phát triển vượt bậc, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi quan niệm về tuyển dụng. Họ thẳng thừng từ chối không ít người có trình độ học vấn cao từ nước ngoài trở về.

Du học 2 năm nhưng về nước chỉ được nhận làm tài xế cho sếp: Quan trọng là bạn thích nghi được đến đâu  - Ảnh 1.

Trước kia, các sinh viên tốt nghiệp từ đại học nước ngoài thường được “ưu ái” hơn trong thị trường lao động tìm kiếm việc làm. Ảnh: Sohu

Trên mạng xã hội Trung Quốc từng chia sẻ kinh nghiệm của một du học sinh họ Vương. Điều đáng nói là, sau 2 năm du học, anh trở về Trung Quốc để xin việc làm. Sau 6 tháng liên tục nộp hồ sơ và xin phỏng vấn, anh chỉ nhận được câu trả lời: “Xin lỗi, bạn không phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty chúng tôi.”

Cuối cùng, anh chàng du học sinh chỉ có thể trở thành tài xế của một chủ tịch tập đoàn quốc tế. “Do công việc yêu cầu thành thạo ngoại ngữ nên offer mức lương khá hấp dẫn. Ít nhất, tôi cũng có thu nhập để tự trang trải nhu cầu cá nhân”, anh chia sẻ.

Anh Vương cũng nhiều lần tự thắc mắc trong lòng. Anh nhận thấy bản thân là người được đào tạo tại nước ngoài, cộng thêm năng lực ngoại ngữ, đáng lẽ phải trở thành nhân tài được chào đón. Sự thật hoàn toàn khác xa so với tưởng tượng khiến anh khá nhụt chí.

Sau này, khi làm việc cho sếp, anh có cơ hội tiếp xúc với một người làm trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự. Anh Vương mới đề ra thắc mắc của mình và xin ý kiến.

HR này đã trở lời: “Các doanh nghiệp bây giờ thích tuyển sinh viên tốt nghiệp từ các trường nổi tiếng trong nước hơn là trường nước ngoài".

Được biết, kỳ thi tuyển sinh đại học của quốc gia này được đánh giá là khắc nghiệt bậc nhất. Các trường đại học trọng điểm, chất lượng cao tại Trung Quốc cũng luôn có cơ chế khảo sát định kỳ nghiêm ngặt. 

Đó là lý do mà tấm bằng tốt nghiệp từ các ngôi trường này rất được coi trọng. Các sinh viên tốt nghiệp được đảm bảo phần nào về kiến thức chuyên môn, đồng thời cũng đảm bảo học lực cơ bản ở mức khá - tốt. Đây là một lợi thế và nền tảng tốt để phát triển trong tương lai.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng thường liên kết, tài trợ cho trường đại học trong nước nên có cơ hội tiếp cận thông tin dễ dàng hơn. Họ cũng có nhiều cách để nắm được chất lượng đào tạo thực sự của mỗi trường.

Du học 2 năm nhưng về nước chỉ được nhận làm tài xế cho sếp: Quan trọng là bạn thích nghi được đến đâu  - Ảnh 2.

Mặc dù du học sinh có lợi thế lớn hơn về ngoại ngữ nhưng môi trường đại học ở nước ngoài thì “tốt xấu lẫn lộn”. (Trừ khi đó là những ngôi trường uy tín, nổi tiếng toàn cầu như MIT, Harvard, Stanford, Cambridge…)

Để xác định chất lượng của nhân sự, doanh nghiệp phải mất nhiều công sức hơn để kiểm chứng. Điều này gián tiếp khiến quá trình tuyển dụng tốn thời gian và chi phí hơn. 

Ở một khía cạnh khác, chương trình đào tạo nước ngoài chưa chắc đã phù hợp với thị trường trong nước. Bản thân các du học sinh cũng không nắm được tình hình biến động, những xu hướng mới mà tiêu dùng nội địa quan tâm. 

Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh thay đổi mỗi ngày, khiến các ngành kinh tế cũng có nhiều biến động lớn. Nhu cầu của thị trường và thói quen tiêu dùng của người dân đều khác trước. Các doanh nghiệp cũng vạch ra không ít hướng đi mới.

Chính việc du học sinh đã ở nước ngoài một thời gian khá dài lại trở thành một nhược điểm lớn khi họ tìm kiếm việc làm trong mọi lĩnh vực. Muốn thay đổi, những người này buộc phải học cách thích nghi với những thay đổi mới càng nhanh càng tốt.

Trên thực tế, nhiều người đi du học về nước rơi vào trường hợp giống anh Vương, rất khó tìm được việc làm phù hợp tại quê hương. Sau khi nhụt chí, họ lựa chọn những vị trí trái ngành, trái nghề và phải bắt đầu lại từ con số 0.

Có thể thấy, đất nước tỷ dân đang có tốc độ phát triển chóng mặt về kinh tế. Điều này cũng kéo theo sự phát triển về giáo dục và đào tạo. 

Các du học sinh tốt nghiệp từ nước ngoài sẽ không còn chiếm ưu thế về năng lực cạnh tranh như trước kia. Nếu không có năng lực thích nghi, dù là ai cũng vẫn bị đào thải khỏi cuộc chơi như thường.

*Theo Sohu

Phương Thuý

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên