MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dự kiến giá trị M&A năm 2020 tại Việt Nam giảm gần 50% so với năm trước vì Covid-19, Masan dẫn đầu các thương vụ M&A của năm

05-11-2020 - 11:12 AM | Doanh nghiệp

Tuy nhiên giới đầu tư và doanh nghiệp Việt Nam vẫn tin vào sức bật của thị trường M&A trong giai đoạn hậu Covid. Thị trường có thể phục hồi về mức 4,5-5 tỷ USD vào năm 2021.

Năm nay Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 với chủ đề "Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới"  sẽ tổ chức vào ngày 24/11 tại TP.HCM. 

Tại buổi họp báo, ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc công ty AVM, Phó trưởng ban Tổ chức chia sẻ, tổng giá trị M&A toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2020 là 901,7 tỷ USD, thấp hơn 52% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó số lượng công bố là 6.943 thương vụ, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước (theo dữ liệu CMAC tổng hợp từ MergerMarket và HSF).

Tại thị trường Việt Nam, tổng giá trị M&A năm 2019 đạt 7,2 tỷ USD, bằng 94,7% so với năm 2018. Nhìn vào hoạt động M&A năm 2019, tuy giá trị giảm nhưng vẫn có những yếu tố tích cực. Trong 6 tháng cuối năm 2019, nhiều thương vụ lớn với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn tư nhân đã xuất hiện. Điển hình là thương vụ hợp nhất, hoán đổi cổ phần giữa VinCommerce và VinEco với Masan Comsumer (Masan Group), KEB Hana Bank (Hàn Quốc) mua lại 15% vốn điều lệ của BIDV...

Dự kiến giá trị M&A năm 2020 tại Việt Nam giảm gần 50% so với năm trước vì Covid-19, Masan dẫn đầu các thương vụ M&A của năm - Ảnh 1.

Các thương vụ mua cổ phần đáng chú ý năm 2019

Về thương vụ đầu tư, nổi bật nhất là thương vụ 2019 giữa KEB Hana Bank và BIDV trị giá 878 triệu USD, thương vụ mua cổ phần Vinhomes của KKR & Temasek trị giá 652 triệu USD...Trong khi đó các thương vụ sáp nhập và mua lại nổi bật nhất trong năm 2019 – 2020 liên quan đến các Tập đoàn tư nhân của Việt nam. Trong đó điển hình là Masan, Thaco, Gelex, Vinamilk.

Do sự tác động của Covid-19 cũng như các yếu tố khác, dự kiến giá trị M&A năm 2020 tiếp tục suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD, (bằng 48,6% so với năm 2019). Tuy nhiên giới đầu tư và doanh nghiệp Việt Nam vẫn tin vào sức bật của thị trường M&A trong giai đoạn hậu Covid. Thị trường có thể phục hồi về mức 4,5-5 tỷ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn nhờ các thương vụ mới cũng như nhiều thương vụ thoái vốn lớn được Nhà nước thực hiện sau năm 2021.

Trong trường hợp các điều kiện thuận lợi về môi trường chính trị, môi trường kinh tế, cùng với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, sự dồn nén các cơ hội đầu tư giai đoạn 2019 – 2021 sẽ có thể được giải phóng vào thời điểm 2022. Thị trường có thể sẽ được chứng kiến sự hồi phục theo mô hình chữ V, hoặc mô hình Chim tung cánh. Dự báo giá trị M&A năm 2022 tại Việt nam có thể đạt được mốc 7 tỷ USD.

Dự kiến giá trị M&A năm 2020 tại Việt Nam giảm gần 50% so với năm trước vì Covid-19, Masan dẫn đầu các thương vụ M&A của năm - Ảnh 2.

Các nhà đầu tư Châu Á dẫn dắt thị trường M&A Việt Nam

Thị trường tiếp tục được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư ngoại, trong đó tập trung vào 4 quốc gia là Nhật bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore.

Trong giai đoạn 2019 – 2020, thị trường ghi nhận thêm nhiều thương vụ M&A của nhà đầu tư Nhật bản. Chỉ trong 9 tháng 2020 có đến 19 giao dịch giữa nhà đầu tư Nhật bản và doanh nghiệp Việt nam được công bố. Các lĩnh vực doanh nghiệp Nhật bản tham gia là bất động sản, xây dựng, tài chính – ngân hàng và dược phẩm – y tế. Trong đó, đáng chú ý là Mitsubishi Corporation và Nomura Real Estate mua lại 80% trong giai đoạn II Dự án Grand Park của Vingroup; Ngân hàng Aozora mua 15% cổ phần của Ngân hàng TMCP Phương Đông; Tập đoàn bất động sản Haseko mua 36% cổ phần của Công ty Xây dựng Ecoba; Công ty Dược phẩm ASKA mua 24,9% cổ phần của Công ty dược Hà Tây...

Các nhà đầu tư Hàn Quốc thời gian gần đây cũng tích cực trong các hoạt động M&A. Một số thương vụ đáng chú ý trong 9 tháng đầu năm nay như SK Investment III (công ty con của SK Group) đã nhận được hơn 12 triệu cổ phiếu, tương đương gần 25% cổ phiếu của Imexpharm Corporation; Lotte Chemical (thuộc Tập đoàn Lotte) đã mua lại Công ty VinaPolytech; GS Caltex đã chi 39 tỷ đồng (gần 1,7 triệu USD) để mua 16,7% cổ phần của VI Automotive Service (công ty mẹ của VietWash)...

Các nhà đầu tư Thái lan tiếp tục có những thương vụ M&A tại thị trường Việt nam trong lĩnh vực sản xuất. Điển hình là thương vụ Tập đoàn Stark mua lại Công ty cáp điện Thịnh Phát và Dovina, Tập đoàn SCG mua lại Công ty Bao bì Biên Hòa...

Masan dẫn đầu danh sách các thương vụ MA 

Trong khuôn khổ Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 12 – năm 2020, Ban tổ chức và Hội đồng bình chọn Thương vụ M&A tiêu biểu công bố danh sách 10 công ty có Thương vụ M&A tiêu biểu của năm 2019 – 2020, và Công bố nhà tư vấn tiêu biểu Việt Nam năm 2019 - 2020 (Best Deals & Best Advisors).

Dự kiến giá trị M&A năm 2020 tại Việt Nam giảm gần 50% so với năm trước vì Covid-19, Masan dẫn đầu các thương vụ M&A của năm - Ảnh 3.

4 thương vụ M&A của Masan dẫn đầu các thương vụ M&A tiêu biểu của năm

Dự kiến giá trị M&A năm 2020 tại Việt Nam giảm gần 50% so với năm trước vì Covid-19, Masan dẫn đầu các thương vụ M&A của năm - Ảnh 4.
Dự kiến giá trị M&A năm 2020 tại Việt Nam giảm gần 50% so với năm trước vì Covid-19, Masan dẫn đầu các thương vụ M&A của năm - Ảnh 5.

Châu Cao

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên