MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dù là cổ đông một cách vô tình hay có tâm thế, nhà đầu tư cần phải quản trị cảm xúc

Dù là cổ đông một cách vô tình hay có tâm thế, nhà đầu tư cần phải quản trị cảm xúc

"Khi bạn đầu tư có mục đích, dù lỗ hay dù lãi, cái đích đó vẫn là thứ giúp chúng ta kiểm soát bản thân, quan trọng là bạn không bị đặt niềm tin sai chỗ".

Khi thị trường đi xuống, tâm lý "chơi là phải có lời" khiến các nhà đầu tư tiếp tục gồng lỗ với hy vọng cổ phiếu sẽ hồi phục trở lại. Tuy nhiên sức chịu đựng của mỗi người có giới hạn, nhà đầu tư nên "gồng" thế nào để đảm bảo không "cháy tài khoản"? Tại chương trình Bí mật đồng tiền số 27 với chủ đề "Đại hội gồng lỗ", Host Ngọc Trinh cùng các chuyên gia sẽ giúp các nhà đầu tư tìm ra chiếc lược "gồng lỗ" đúng đắn cho riêng mình.

Theo quan điểm của ông Nguyễn Gia Khánh - Chuyên viên tư vấn chứng khoán tại CTCP Chứng khoán SSI, khi nhà đầu tư lỗ 7% thì cảm xúc gần như là vô cảm và không quan tâm đến việc lên hay xuống hay về bờ nữa. Gần như, NĐT có tâm lý buông thả, việc gồng lỗ cũng không còn nhiều ý nghĩ. Với một mức lỗ lớn hơn là 17%, bản thân ông cho rằng nếu có thể đưa mức lỗ đó về quanh 10%, ông sẽ mạnh dạn cắt lỗ bởi cơ hội có thể kiếm lại được 10% trên thị trường là nhiều khả năng.

Đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Tư vấn đầu tư, Phó Giám đốc chi nhánh Nest by AIA, ông lo ngại về "tuổi thọ" của nhà đầu tư khi lỗ, họ không còn háo hứng để tham gia thị trường chứng khoán nữa. Đồng quan điểm với ông Khánh, thị trường vẫn sẽ có nhịp hồi kỹ thuật, NĐT nên bán ra và reset lại ván mới.

Dù là cổ đông một cách vô tình hay có tâm thế, nhà đầu tư cần phải quản trị cảm xúc - Ảnh 1.

Đặc biệt, Host Ngọc Trinh cũng đưa ra quan điểm: "Có 4 từ mà tôi rất muốn chia sẻ với các bạn dù là cổ đông một cách vô tình hay là một cách có tâm thế, đó chính là Quản trị cảm xúc. Quản trị cảm xúc là điều rất quan trọng, giúp chúng ta xác định được mục tiêu thua lỗ, thời gian và đích đến của chúng ta là gì. Bởi vì khi bạn giao dịch không có mục đích, có lẽ hai từ chịu đựng là hai từ mà bạn đang phải gánh chịu. Khi bạn có mục đích, dù lỗ hay dù lãi, cái đích đó vẫn là thứ giúp chúng ta kiểm soát bản thân, quan trọng nhất là bạn không bị đặt niềm tin sai chỗ".

Ngoài ra, VSD đang dự thảo khả năng giao dịch T+2,5 nhờ đó mà NĐT có thể giao dịch sớm hơn nửa ngày. Bàn luận về vấn đề này, ông Tùng cho rằng đây là thông tin tích cực cho nhà đầu tư, bởi trên thị trường vẫn đang có rất nhiều nhà đầu tư ngắn hạn họ đầu cơ, nếu mà giao dịch sớm hơn nửa phiên thôi cũng sẽ đem lại khoản lợi nhuận tốt trong 1 tuần giao dịch. Theo ông Khánh, việc giao dịch sớm như vậy sẽ tạo ra được nguồn thanh khoản dồi dào hơn cho thị trường.

Gần đây, bức tranh về tình hình kinh tế tại Việt Nam cũng dần được hé lộ khi ghi nhận GDP tăng 7,72% trong quý 2, mức tăng cao nhất cùng kỳ của 10 năm qua. Với bối cảnh tháng 4 và tháng 5 đã có những sự biến đổi mạnh, Mr X30 cho rằng số liệu như vậy không gây quá nhiều điều bất ngờ. Thông tin về số liệu quý 2 là dễ đoán bởi mức tăng của Đà Nẵng đã được công bố, quý 2 tăng đến 12%, tại Hà Nội cũng tăng đến 10%. Vậy nên cửa tăng của Việt Nam trên 7% trong quý 2, ông đánh giá là rất sáng và tương đối dễ hiểu ở thời điểm này.

Dù là cổ đông một cách vô tình hay có tâm thế, nhà đầu tư cần phải quản trị cảm xúc - Ảnh 2.
https://cafef.vn/du-la-co-dong-mot-cach-vo-tinh-hay-co-tam-the-nha-dau-tu-can-phai-quan-tri-cam-xuc-20220630093251244.chn

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên