MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 08/06/2023, 00:02
PTB

 Công ty Cổ phần Phú Tài (HOSE)

Giá hiện tại: PTB 63.4 -0.2(-0.31%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Xuất khẩu gặp khó, loạt tên tuổi lớn Vĩnh Hoàn, May Thành Công, Phú Tài,...đồng loạt đặt kế hoạch kinh doanh 2023 giảm sâu
Xuất khẩu gặp khó, loạt tên tuổi lớn Vĩnh Hoàn, May Thành Công, Phú Tài,...đồng loạt đặt kế hoạch kinh doanh 2023 giảm sâu

Theo BVSC, triển vọng của xuất khẩu các tháng tới chưa quá khả quan khi số lượng đơn đặt hàng mới vẫn đang giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế của các đối tác lớn vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 136,17 tỷ USD, giảm gần 12% so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm đơn hàng cũng như giá hàng hoá xuất khẩu là những yếu tố chính làm giảm kim ngạch xuất khẩu của nước ta.

Xuất khẩu gặp khó, loạt tên tuổi lớn Vĩnh Hoàn, May Thành Công, Phú Tài,...đồng loạt đặt kế hoạch kinh doanh 2023 giảm sâu - Ảnh 1.

Hầu hết trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong các tháng năm 2023 đều sụt giảm so với cùng kỳ

Trong đó, những ngành hàng như dệt may, da giày, gỗ, thuỷ sản với thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU... có mức sụt giảm nhiều nhất; trong khi các ngành hàng như cao su, gạo, rau quả, hạt điều...  tại thị trường Châu Á nên ít chịu tác động hơn. Đồng thời, một số ngành hàng xuất khẩu như thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sắt thép, sản phẩm nhựa đang đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại. Vấn đề chi phí nguyên liệu vật tư đầu vào tăng đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.

Những khó khăn trên đã phần nào được dự báo trước trong bối cảnh nhu cầu tiêu thị toàn cầu nhiều tháng duy trì ở mức thấp và tốc độ phục hồi tương đối chậm. Ghi nhận cho thấy loạt doanh nghiệp hoạt động chính trong mảng xuất khẩu buộc phải thận trọng hơn trong việc lên kế hoạch kinh doanh năm nay.

Tên tuổi nhóm thủy sản đồng loạt lên mục tiêu “đi lùi”

Theo tài liệu đhcđ, "vua tôm” Thủy sản Minh Phú (mã: MPC) công bố kế hoạch 2023 với doanh thu gần 12.790 tỷ đồng, giảm khoảng 22% so với thực hiện trong năm trước. Lợi nhuận sau thuế cũng “đi lùi” 23% xuống còn 639 tỷ đồng. Sản lượng sản xuất và kim ngạch xuất khẩu dự kiến lần lượt ở mức 45 ngàn tấn và 541 triệu USD, giảm 30% và 13% so với thực hiện năm 2022.

Minh Phú bắt đầu ghi nhận nhiều khó khăn sau 3 tháng đầu năm khi báo lỗ sau thuế 98 tỷ đồng, khiến mục tiêu có lãi thêm phần khó khăn. Doanh thu quý 1/2023 cũng chỉ bằng một nửa cùng kỳ, đạt 2.123 tỷ đồng và tương đương 17% kế hoạch năm.

CTCP Vĩnh Hoàn (mã: VHC) – mệnh danh là “nữ hoàng cá tra” – đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu thuần hợp nhất 11.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của chủ sở hữu đạt 1.000 tỷ đồng, lần lượt giảm 13% và 49% so với thực hiện năm trước

Ban lãnh đạo đánh giá nhu cầu phi lê cá thấp trên thị trường toàn cầu và giá thức ăn chăn nuôi (cụ thể là đậu nành và bắp ngô) tăng trong thời gian gần đây sẽ ảnh hưởng lợi nhuận của VHC trong giai đoạn 2023-2024.

Cũng như Minh Phú, Vĩnh Hoàn trải qua 3 tháng đầu năm tương đối gập ghềnh. Trong quý 1/2023, doanh thu thuần đạt 1.205 tỷ đồng, giảm 33%; biên lợi nhuận gộp co mạnh về còn 17%. Kết quả, doanh nghiệp báo lãi sau thuế chỉ 219 tỷ đồng, giảm tới 60% so với cùng kỳ năm trước và mới hoàn thành 22% mục tiêu cả năm.

Sang tới tháng 4, Vĩnh Hoàn báo doanh thu đạt 869 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước và là tháng thứ 4 liên tiếp trong năm nay.

Xuất khẩu gặp khó, loạt tên tuổi lớn Vĩnh Hoàn, May Thành Công, Phú Tài,...đồng loạt đặt kế hoạch kinh doanh 2023 giảm sâu - Ảnh 2.

Nhóm dệt may xuất khẩu cũng thận trọng

Tình hình tương tự ghi nhận tại nhóm dệt may xuất khẩu. Tại CTCP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (mã: TCM), dù vừa trải qua một năm kinh doanh đầy hưng phấn khi đạt đỉnh doanh thu và lợi nhuận, công ty vẫn đặt kế hoạch“đi lùi” trong năm 2023. Đáng chú ý, mục tiêu LNST năm 2023 ban đầu là 274 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với năm trước. Tuy nhiên, công ty vừa quyết định hạ kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận sau thuế xuống còn 245 tỷ đồng, giảm 13% so với thực hiện năm trước. Doanh thu thuần mục tiêu đạt 3.927 tỷ đồng, giảm 10% so với kế hoạch cũ (4.364 tỷ đồng) và sụt khoảng 9% so với thực hiện cùng kỳ năm trước.

Có phần thận trọng hơn, CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, mã: GIL) lên mục tiêu doanh thu 2023 giảm hơn nửa còn 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 104 tỷ đồng, giảm tới 71% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu gặp khó, loạt tên tuổi lớn Vĩnh Hoàn, May Thành Công, Phú Tài,...đồng loạt đặt kế hoạch kinh doanh 2023 giảm sâu - Ảnh 3.

May Thành Công hay Gilimex đều là những doanh nghiệp dệt may có cơ cấu doanh thu chính tới từ mảng xuất khẩu, do đó việc lên kế hoạch sụt giảm là điều dễ hiểu trong bối cảnh hiện nay.

Qua 4 tháng đầu năm, doanh thu lũy kế của TCM giảm 27% so với cùng kỳ xuống còn hơn 47 triệu USD (~1.182 tỷ đồng). Lợi nhuận chính mảng dệt may giảm sâu và phải nhờ tới khoản lãi từ đầu tư tài chính giúp LNST chỉ giảm 4% xuống còn 3,8 triệu USD (~94 tỷ đồng). So với mục tiêu cả năm, May Thành Công hoàn thành 39% kế hoạch sau 4 tháng.

Với Gilimex, công ty cũng phải đối diện nhiều sóng gió sau quý đầu năm khi đơn hàng sụt giảm mạnh. BCTC hợp nhất quý 1/2023 cho biết, doanh thu giảm tới 89%, ghi nhận gần 157 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thậm chí lỗ tới 39 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn trăm tỷ.

Nhóm doanh nghiệp gỗ xuất khẩu cũng gặp khó

Lạm phát kéo dài ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, châu Âu cũng đang khiến các doanh nghiệp ngành gỗ lâm vào tình cảnh thiếu đơn hàng, giảm giá bán để cạnh tranh. Việc đi lùi trong kinh doanh năm 2023 đang được lên sẵn kịch bản.

Chia sẻ với cổ đông, Phó Tổng Giám đốc Gỗ Phú Tài (mã: PTB) Phan Quốc Hoài cho biết, ngay từ đầu doanh nghiệp đã nhận định tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm nay sẽ có nhiều khó khăn do những tác động không thuận lợi của tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới (lạm phát tăng cao, xung đột quân sự giữa Nga - Ukraina). Năm nay, Phú Tài đặt kế hoạch doanh thu đạt 7.000 tỷ đồng, tương đương mức thực hiện năm ngoái, song mục tiêu lợi nhuận sau thuế lại giảm 20% xuống còn 400 tỷ đồng.

Phú Tài được biết tới là một doanh nghiệp lớn trong ngành gỗ với doanh thu 90% từ gỗ xuất khẩu, và thị trường Mỹ chiếm tới 70% doanh thu. Riêng trong quý 1/2023, PTB ghi nhận doanh thu hợp nhất 1.419 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất hơn 76 tỷ đồng, đồng loạt giảm hai chữ số phần trăm, lần lượt là 18% và 57% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu gặp khó, loạt tên tuổi lớn Vĩnh Hoàn, May Thành Công, Phú Tài,...đồng loạt đặt kế hoạch kinh doanh 2023 giảm sâu - Ảnh 4.

Còn tại Công ty cổ phần Chế biến gỗ Thuận An (Mã: GTA), mục tiêu tổng doanh thu năm nay là 332 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 8,4 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 26% và gần 19% so với mức thực hiện năm ngoái.

Công ty cho biết đang tập trung tìm kiếm đơn hàng, chủ động đàm phán với khách hàng giảm giá bán để có đơn hàng mới, có việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, GTA cũng kiểm soát chặt chẽ mức kinh tế kỹ thuật, tiết giảm chi phí tối đa để có giá thành cạnh tranh là cơ sở để phát triển khách hàng mới, đơn hàng mới.

Xuất khẩu gặp khó, loạt tên tuổi lớn Vĩnh Hoàn, May Thành Công, Phú Tài,...đồng loạt đặt kế hoạch kinh doanh 2023 giảm sâu - Ảnh 5.

Ngoài những cái tên kể trên, doanh nghiệp ở phân khúc hẹp hơn là ngành sắn cũng tỏ ra khá cẩn trọng trong việc lên kế hoạch kinh doanh. Bước sang 2023, Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi (APFCO, Mã: APF) đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu 6.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 270 tỷ đồng, lần lượt giảm 8% và 26% so với con số kỷ lục năm 2022 trước đó. Sản lượng tinh bột sắn dự kiến đạt 555.000 tấn và thành phẩm cồn là 12.000 m3.

APFCO được biết tới là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất tinh bột sắn và cồn Ethanol. Các sản phẩm chủ yếu phục vụ xuất khẩu đi các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Số liệu từ Tổng cục Hải quan ghi nhận giá trị xuất khẩu tinh bột sắn đang sụt giảm mạnh từ đầu năm 2023 tới nay trong bối cảnh giá bán tăng cao.

Xuất khẩu gặp khó, loạt tên tuổi lớn Vĩnh Hoàn, May Thành Công, Phú Tài,...đồng loạt đặt kế hoạch kinh doanh 2023 giảm sâu - Ảnh 6.

“Sự hồi phục của xuất khẩu và sản xuất vẫn chưa được đảm bảo”

Trong báo cáo vĩ mô mới cập nhật, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn đang duy trì xu hướng giảm.

Theo BVSC, mặc dù đà giảm có thu hẹp so với các tháng trước, song triển vọng của xuất khẩu các tháng tới vẫn chưa quá khả quan khi số lượng đơn đặt hàng mới vẫn đang giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế của các đối tác lớn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, hay Nhật Bản. Đồng thời, việc nhập khẩu vẫn giảm mạnh hơn và Việt Nam vẫn đang xuất siêu ở mức rất cao cũng cho thấy sự hồi phục của xuất khẩu và sản xuất vẫn chưa được đảm bảo.

Còn theo Chứng khoán BSC, số liệu vĩ mô thế giới cho thấy xu hướng tiêu dùng suy giảm và nhiều khả năng tăng trưởng xuất nhập khẩu sẽ nghiêng về kịch bản tiêu cực hơn. BSC duy trì hạ dự báo xuất nhập khẩu năm 2023 ở cả 2 kịch bản: (1) xuất khẩu có thể giảm 13,5% và nhập khẩu giảm 16,7%; (2) xuất khẩu có thể giảm 7,4% và nhập khẩu có thể giảm 9,3%.

Xuất khẩu gặp khó, loạt tên tuổi lớn Vĩnh Hoàn, May Thành Công, Phú Tài,...đồng loạt đặt kế hoạch kinh doanh 2023 giảm sâu - Ảnh 7.

Nguồn: GSO, BSC Research

Tương tự, HSBC trong một phân tích gần đây cho rằng Việt Nam vẫn chưa vượt qua được tình thế khó khăn hiện tại. Không có ngành hàng nào trong số các ngành hàng chính xuất khẩu như điện tử, máy móc, dệt may/da giày và đồ nội thất gỗ cho thấy dấu hiệu phục hồi đáng kể. Đơn hàng đều sụt giảm mạnh ở ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam: Mỹ, Trung Quốc và EU. Với thị phần lớn lên tới 30%, HSBC đánh giá Việt Nam chắc chắn dễ bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế chậm lại ở Mỹ.

Ngoài ra, trị giá nhập khẩu giảm nhanh hơn với tốc độ giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Với ngành sản xuất có bản chất thiên về nhập khẩu, HSBC cho rằng sự sụt giảm mạnh trong nhập khẩu của Việt Nam cũng là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi chậm chạm của xuất khẩu trong tương lai.

Xuất khẩu gặp khó, loạt tên tuổi lớn Vĩnh Hoàn, May Thành Công, Phú Tài,...đồng loạt đặt kế hoạch kinh doanh 2023 giảm sâu - Ảnh 8.

Dù vậy, HSBC tin tưởng bức tranh nhìn chung không hoàn toàn chỉ một màu xám. Ngành dịch vụ của Việt Nam vẫn tiếp tục là một điểm sáng, phần nào bù đắp cho những suy yếu ở lĩnh vực bên ngoài. Đồng thời, đà lạm phát toàn phần vẫn ổn định trong tháng 5, đưa lạm phát toàn phần cả năm so với cùng kỳ năm trước xuống 2,4%. Lạm phát dịu xuống là một trong những nguyên nhân Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có dư địa để thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua giảm lãi suất điều hành, qua đó hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung.

Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Các tin khác
PTB: 2.1.2024, ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2024 bằng tiền mặt (1.000 đ/cp)
PTB: Nghị quyết HĐQT và thông báo về việc tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2024
PTB: Công văn công bố BCTC quý 3/2024
PTB: Giải trình biến động kết quả kinh doanh quý 3/2024 so với quý 3/2023
PTB: Nghị quyết HĐQT về kết quả thực hiện nhiệm vụ SXKD 9 tháng đầu năm 2024 và kế hoạch SXKD quý 4/2024- ước thực hiện năm 2024
PTB: Giải trình biến động kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 so với 6 tháng đầu năm 2023
PTB: Thông báo chấm dứt hoạt động Chi nhánh
PTB: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế quý 2/2024 so với quý 2/2023
PTB: Báo cáo tình hình quản trị Công ty 06 tháng đầu năm 2024
PTB: Nghị quyết HĐQT về kết quả SXKD 6T/2024 và kế hoạch SXKD Q3/2024
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.