MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dù phổ biến nhưng loại thịt này bị xếp vào danh sách có khả năng gây ung thư Nhóm 2A: WHO cảnh báo không tiêu thụ nhiều hơn số lượng này để ngừa bệnh

30-09-2020 - 21:54 PM | Sống

Vào năm 2015, WHO đã chính thức phân loại thịt đỏ vào Nhóm 2A, nghĩa là có nguy cơ gây ung thư, cùng nhóm với thịt đã qua chế biến như giăm bông, xúc xích, thịt hun khói...

Thịt đỏ - thực phẩm quen thuộc nằm trong danh sách nguy cơ cao gây ung thư

Ở Việt Nam và hầu hết các quốc gia Châu Á, thịt đỏ vẫn luôn được coi là một loại thực phẩm quan trọng bởi chúng dễ ăn và có thể cung cấp cho cơ thể một lượng protein và các vitamin dồi dào.

Nhiều người cho rằng thịt đỏ nghĩa là thịt bò. Nhưng theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO: Thịt đỏ bao gồm tất cả các loại thịt của động vật có vú, bao gồm thịt lợn, thịt cừu, thịt dê, thịt bò, thịt bê, thịt trâu, thịt ngựa...

Ủy ban tư vấn quốc tế đã họp bàn vào năm 2014 và khuyến nghị thịt đỏ là một trong những sản phẩm cần phải được đánh giá hàng đầu bởi đã có nhiều nghiên cứu cho thấy 2 loại thịt này có nguy cơ cao gây ung thư.

Dù phổ biến nhưng loại thịt này bị xếp vào danh sách có khả năng gây ung thư Nhóm 2A: WHO cảnh báo không tiêu thụ nhiều hơn số lượng này để ngừa bệnh - Ảnh 1.

Vào năm 2015, WHO đã chính thức phân loại thịt đỏ vào Nhóm 2A.

Vào năm 2015, WHO đã chính thức phân loại thịt đỏ vào Nhóm 2A, nghĩa là nhóm "có thể gây ung thư trên người".

Vì sao thịt đỏ lại bị WHO xếp vào nhóm có nguy cơ gây ung thư?

Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) thuộc WHO nhận thấy thịt đỏ có liên quan đến bệnh ung thư đại trực tràng . Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy loại thực phẩm này có thể dẫn đến bệnh ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt.

Một nghiên cứu được công bố bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford, Anh năm 2007 cho biết thịt đỏ chứa một loại protein có khả năng làm tổn thương ruột người, làm suy yếu các tế bào, và khiến vi khuẩn trong cơ thể sản xuất các hóa chất độc hại làm tăng nguy cơ ung thư. Loại protein ấy là heme - thứ tạo màu đỏ của thịt, cũng chính là thứ có thể làm hỏng niêm mạc ruột của chúng ta.

Hơn nữa, phương pháp chế biến thịt cũng là một trong những nguyên nhân khiến món ăn thành trở thành tác nhân gây ung thư. Theo tờ Cancer Research, chế biến thịt ở nhiệt độ cao bằng cách nướng hay chiên có thể làm sản sinh các amin dị vòng (HCAs) và amin đa vòng (PCAs) - các hoá chất có thể làm làm hỏng các tế bào trong ruột.

Dù phổ biến nhưng loại thịt này bị xếp vào danh sách có khả năng gây ung thư Nhóm 2A: WHO cảnh báo không tiêu thụ nhiều hơn số lượng này để ngừa bệnh - Ảnh 2.

Trước đây, một cuộc nghiên cứu đã được thực hiện tại Anh với 32.147 phụ nữ tham gia. Số phụ nữ tham gia nghiên cứu được chia thành 4 nhóm: 65% những người ăn thịt đỏ, 3% ăn thịt gia cầm, 13% ăn cá và 19% là những người ăn chay. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi sức khỏe của những người này trong vòng 17 năm, chú ý đến thói quen ăn uống và sinh hoạt của họ. Kết quả cho thấy có 462 trường hợp đã mắc ung thư ruột kết và trực tràng, trong đó 335 trường hợp bị ung thư ruột kết, 119 trường hợp bị ung thư đại tràng. Những người ăn chay là nhóm có nguy cơ bị các loại ung thư thấp nhất.

Ngoài việc tăng nguy cơ ung thư, tiêu thụ nhiều thịt đỏ cũng được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và bệnh tim mạch, tiểu đường...

Vậy, chúng ta nên ăn thịt đỏ thế nào để chặn đứng nguy cơ mắc ung thư?

Dù phổ biến nhưng loại thịt này bị xếp vào danh sách có khả năng gây ung thư Nhóm 2A: WHO cảnh báo không tiêu thụ nhiều hơn số lượng này để ngừa bệnh - Ảnh 3.

Dù thịt đỏ có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe nhưng điều ấy chỉ xảy ra khi chúng ta ăn quá nhiều. WHO không khuyến cáo mọi người nên từ bỏ thói quen ăn thịt đỏ, thay vào đó nên hạn chế, sử dụng chúng một cách hợp lý nhất có thể. Thịt đỏ khi được tiêu thụ ở lượng an toàn sẽ cung cấp lượng chất sắt dồi dào, lượng kẽm, protein, vitamin B rất cần thiết cho quá trình phát triển, ngăn ngừa lão hóa của cơ thể.

Tổ chức Ung thư Thế giới khuyến cáo lượng thịt đỏ tiêu thụ hàng tuần của mỗi người nên được kiểm soát ở mức dưới 500g (không bao gồm xương và mỡ) và không quá 70g thịt/ngày. Những loại thịt trắng tươi như thịt gà và cá sẽ tốt hơn cho cơ thể, không chứa hóa chất gây ung thư.

Dù phổ biến nhưng loại thịt này bị xếp vào danh sách có khả năng gây ung thư Nhóm 2A: WHO cảnh báo không tiêu thụ nhiều hơn số lượng này để ngừa bệnh - Ảnh 4.

Lượng thịt đỏ tiêu thụ hàng tuần được kiểm soát ở mức dưới 500 gram.

Ngoài ra, nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều ngũ cốc, rau xanh, trái cây... để góp phần giảm nguy cơ ung thư.

Các gia đình nên tránh chế biến thịt bằng cách nướng than, hun khói, chiên... vì chúng có thể sản sinh một lượng lớn khói độc hại và ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất nên chế biến theo phương pháp luộc, hạn chế tẩm ướp các loại gia vị.

(Nguồn: WHO, QQ)

Theo Đỗ Đỗ

Trí thức trẻ

Trở lên trên