MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt: Có nên bổ sung nước giải khát có đường vào danh sách đối tượng chịu thuế?

Thực hiện Nghị quyết số 129/2024/QH15 của Quốc hội, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Đáng chú ý, dự thảo Luật nêu rõ, bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế suất 10%.

photo-1723181816620

 Mới đây, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức hội thảo "Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và ngành đồ uống".

Tại hội thảo "Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và ngành đồ uống" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức mới đây, đại diện Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam đánh giá, ngành đồ uống (bia, rượu, nước giải khát) là ngành kinh tế-kỹ thuật quan trọng bên cạnh giá trị về lịch sử, văn hóa, truyền thống lâu đời, đồ uống đã tồn tại song hành với đời sống của người dân Việt Nam từ nhiều năm.

Thực hiện Nghị quyết số 129/2024/QH15 của Quốc hội, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, vào tháng 10/2024 và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, tháng 5/2025.

Trong đó, ngành đồ uống, các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ mặt hàng, dịch vụ là đối tượng chịu tác động trực tiếp của đề xuất điều chỉnh của Luật. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế suất theo lộ trình tăng liên tục hàng năm đến năm 2030 đối với mặt hàng rượu, bia và bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

Về nước giải khát có đường, dự thảo Luật nêu rõ, bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml, vào đối tượng chịu thuế suất 10%. Theo đánh giá của VBA, ngành NGK đã tạo ra hơn 300.000 lao động trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp và tham gia tích cực vào các chương trình trách nhiệm xã hội như cung cấp nước uống sạch, nâng cao năng lực phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc đánh thuế nước giải khát có đường dự kiến sẽ tác động tiêu cực tới sinh kế của 337.000 hộ gia đình trồng mía.

Cho ý kiến về đề xuất này, ông Đỗ Thái Vương, Trưởng Tiểu ban Nước giải khát thuộc Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) đề nghị chưa bổ sung nước giải khát (NGK) theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào nhóm đối tượng chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt.

photo-1723181527307

Ông Đỗ Thái Vương, Trưởng Tiểu ban Nước giải khát thuộc Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA)

Ông Vương lý giải, thực tế chưa có nghiên cứu, đánh giá đầy đủ và toàn diện tác động của sắc thuế đối với các đối tượng trực tiếp và gián tiếp về mặt kinh tế, xã hội. Cụ thể, trong dự thảo luật hiện tại thì việc căn cứ theo TCVN để xác định đối tượng chịu TTĐB theo quy định tại điểm L khoản 1 Điều 2 của dự thảo luật là chưa đầy đủ và toàn diện, vì TCVN không phải là cơ sở trong công tác xây dựng pháp luật.

"Trong khi đó, bản thân TCVN đang bao gồm cả các đồ uống có lợi cho sức khỏe, nước uống thể thao, dự kiến bị áp thuế, trong khi các loại đồ uống và thực phẩm khác chứa lượng đường thậm chí còn cao hơn lại không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Điều này dẫn đến việc phân biệt đối xử và không công bằng trong việc xây dựng các quy định về pháp luật của nhà nước", ông Vương cho hay.

Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và báo cáo của Nielsen tại Việt Nam, lượng đường tự do từ đồ uống có đường chỉ chiếm khoảng 1,1% tổng số năng lượng được đưa vào cơ thể từ thức ăn và đồ uống. Trong khi đó, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng đường tự do nạp vào cơ thể hàng ngày được phép ở mức 5% tổng số năng lượng nạp vào (tương đương 25g/ngày). Như vậy, nếu có sự lạm dụng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Việt Nam thì phần rất lớn là đến từ các nguồn thực phẩm có chứa đường khác.


Giang Anh

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên