MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dự thảo mới nhất về quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5

Chiều 27-3, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Về vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần (điểm đ khoản 1 Điều 74 và điểm đ khoản 1 Điều 107 dự thảo Luật), dự thảo Luật do Chính phủ trình Quốc hội 2 phương án:

Phương án 1: Người lao động được chia làm hai nhóm:

Nhóm 1: tiếp tục được áp dụng hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22-6-2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 1-7-2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

"Khác với quy định hiện hành là dự thảo Luật có quy định quyền lợi bổ sung nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận bảo hiểm xã hội một lần" - Ủy ban Xã hội nêu.

Nhóm 2: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định này.

Dự thảo mới nhất về quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần- Ảnh 2.

Vẫn còn 2 phương án và nhiều quy định kèm theo đối với quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Ủy ban Xã hội cho biết qua thảo luận và ý kiến của các cơ quan tham gia, thì đa số cho rằng phương án 1 do Chính phủ trình có nhiều ưu điểm.

Bên cạnh đó, có ý kiến đồng tình với phương án 2 với lý do không tạo "lát cắt" giữa các đối tượng tham gia trước và sau khi Luật này có hiệu lực.

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị tích hợp phương án 2 vào nhóm 2 của phương án 1, theo đó đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng từ sau ngày 1-7-2025 đến 30-6-2030 thì vẫn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo lộ trình giảm dần.

Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng mỗi phương án đều có ưu điểm và nhược điểm, dù lựa chọn phương án nào thì đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại hoặc nhanh chóng trở lại thị trường lao động, tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Xã hội ủng hộ Phương án 1 của Chính phủ đề xuất.

Tuy nhiên Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ làm rõ hơn nữa ưu điểm, nhược điểm của từng phương án, dự báo tác động tới một bộ phận người lao động và những phát sinh khi Luật có hiệu lực thi hành.

Đối với phương án 1 (phương án Chính phủ lựa chọn) cần xác định rõ hơn về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần gắn với nỗ lực tìm kiếm việc làm của người lao động và kết quả giới thiệu việc làm của các trung tâm dịch vụ việc làm. Đồng thời, nghiên cứu quy định chặt chẽ hơn, theo hướng có thể giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần...

Do vấn đề này được sự quan tâm rất lớn của người lao động và xã hội, ý kiến còn rất khác nhau, Thường trực Ủy ban Xã hội trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến.


Theo Văn Duẩn

Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên