“Đu theo” cổ phiếu ngân hàng trước giờ lên sàn
Chưa bao giờ, cổ phiếu của các các ngân hàng kinh doanh có hiệu quả là những món hàng được các nhà đầu tư săn lùng nhiều nhất, trước giờ lên sàn. Đó là những cổ phiếu nào? Nhà đầu tư có lên “đu” theo cơn sốt này không?
- 21-03-2017FLC tăng trần làm khuấy động sàn HOSE, ACB gây sốt trên sàn HNX
- 21-03-2017CTCK nhận định thị trường 21/03: Chú ý dòng tiền vào nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm
- 23-01-2017Cổ phiếu ngân hàng và sự “trỗi dậy” trong năm 2017
Đắt cổ phiếu chuẩn bị niêm yết
Ông Nguyễn Hữu Hùng - Chuyên môi giới cổ phiếu chuẩn bị niêm yết cho biết, cổ phiếu các ngân hàng đang lên cơn sốt xình xịch, nhất là các cổ phiếu ngân hang có chỉ số kinh doanh hiệu quả
Trên trang rao bán OTC, khách hàng quan tâm và hỏi mua nhiều nhất là các cổ phiếu ngân hàng. Tăng giá nhanh nhất trong thời gian qua là cổ phiếu của Techcombank, VPBank. Các ngân hàng này đã lưu ký trong tháng 12/2016 và đang chuẩn bị rục rịch niêm yết trong quý 1/2017.
Ngoài ra bằng các phương tiện Digital Marketing, giá cổ phiếu các ngân hàng chào bán liên tục, giá cổ phiếu VPBank được chào bán xê dịch từ 16-18.000 đồng/cp, Techcombank giá chào bán ở khug 18 -24 ngàn đồng/cp, giao dịch ở mức giá 18.200 đồng/cp. Cùng thời điểm này năm 2016, giá cổ phiếu Techcombank chỉ ở mức 8.900 đồng/cp.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chưa công bố thời điểm lên sàn niêm yết, giá rất thấp dưới 10.000 đồng/CP, thậm chí giá chào bán cổ phiếu của nhóm này như OCB chỉ có 7.000 đồng/cp, LVBank 7.000 đ/cp, Nabank 4.000 đ/cổ phiếu, ABBank 6.000 đồng/cp…
Rõ ràng, nếu giữ cổ phiếu ngân hàng từ những ngày đầu, nhà đầu tư thua lỗ khá lớn, vì nhiều mã thậm chí còn chưa đến 1/10 giá trị ban đầu, trong khi cổ tức cũng chỉ dừng lại dưới 10%.
Thận trọng cơn sốt ảo
Theo các tay môi giới, việc săn hàng OTC trước thềm niêm yết xuất phát từ kỳ vọng “lên sàn tăng trần” của nhà đầu tư đối với các cổ phiếu lạ, giống như Sabeco và Habeco trước đây. Kỳ vọng cổ phiếu tăng giá sau khi lên sàn được dựa trên việc tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi của DN rất thấp.
Một nhà đầu tư lớn, khi hỏi mua một cổ phiếu OTC lúc này, câu đầu tiên là “có bao nhiêu cổ phiếu trôi nổi?”… Đó là các cổ phiếu có tiềm năng có thương hiệu, kinh doanh có hiệu quả nhiều năm liền cộng với các lợi thế về quỹ đất, nhà xưởng
Trong một số trường hợp, người ta đánh giá rằng “giá trị doanh nghiệp không có gì, nhưng một đội lái lớn nắm giữ lượng cổ phiếu lớn và sẽ tạo lập thị trường cho cổ phiếu”.
Hay đối với một số cổ phiếu ngân hàng, những tay môi giới chuyên săn hàng cũng cho rằng cổ phiếu đã được chuyển nhượng nội bộ trong giai đoạn chuyển giao quyền lực trước đó với giá cao thì khi lên sàn, đội ngũ nắm quyền lực này không thể để cổ phiếu ở mức giá thấp được…
Thực tế cho thấy, với lượng cổ phiếu trôi nổi rất thấp, việc tạo lập thị trường cho cổ phiếu (hay được gọi là lái cổ phiếu) được thực hiện không quá khó khăn, và theo đó, nhiều trường hợp sốt cổ phiếu chỉ là sốt ảo. Rủi ro khi lên sàn, giá cổ phiếu không tăng như mong muốn mà bị “xả” là khả năng rất dễ xảy ra…
Vậy, “số phận” của các mã cổ phiếu ngân hàng sẽ ra sao? Có nên tiếp tục giữ các mã này? Trước đây, các cổ phiếu ngân hàng bị “thổi” giá lên cao, còn hiện nay đã phản ánh giá trị thật. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, nên khi muốn đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng cần phải xem đầy đủ nhiều yếu tố để đưa ra quyết định.
Thực tế là hệ thống ngân hàng đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất, về cơ bản quá trình tái cơ cấu thành công, những ngân hàng yếu đã bị loại, nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng không dễ gặp rủi ro trong thời điểm này.
Hơn nữa, nếu nhìn vào kết quả hoạt động của các ngân hàng trong năm 2016 có thể dễ dàng nhận thấy hệ thống ngân hàng đã thực sự hồi phục, nhiều ngân hàng đạt kết quả kinh doanh cao. Tuy nhiên, vẫn còn những ngân hàng bị môi giới thổi phồng tạo các cơn sốt ảo,nên nhà đầu tư cần thận trọng trước khi mua, bán…
Diễn đàn doanh nghiệp