MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dự trữ khí đốt châu Âu giảm xuống dưới 75%

30-01-2023 - 14:30 PM | Tài chính quốc tế

Theo dữ liệu của cơ quan cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu (GIE), lượng khí đốt dự trữ tại các cơ sở lưu trữ ngầm của châu Âu (UGS) đã giảm xuống dưới 75%.

Dữ liệu của cơ quan cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu (GIE) cho hay, tính đến ngày 28/1, lượng khí đốt dự trữ tại các cơ sở lưu trữ ngầm của châu Âu (UGS) được lấp đầy 74,5%, chứa tổng cộng 81,2 tỷ m3 khí đốt.

Đầu tháng này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho hay EU đã xoay sở để thay thế 80% lượng khí đốt do Nga cung cấp thông qua đường ống bằng cách giảm nhu cầu từ các nước thành viên và tăng nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ.

Dự trữ khí đốt châu Âu giảm xuống dưới 75% - Ảnh 1.

EU gặp khó khi lệ thuộc nguồn cung năng lượng từ Nga. (Ảnh: Sputnik)

Các nước phương Tây đã tìm cách trừng phạt thu nhập từ xuất khẩu dầu khí của Moskva kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.

Chiến dịch trừng phạt đã dẫn đến sự gián đoạn lớn trên thị trường năng lượng toàn cầu, dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, khiến các nước EU phải dùng đến các kế hoạch dự phòng.

Đồng thời, ngành công nghiệp châu Âu đã bị ảnh hưởng bởi những nỗ lực từ bỏ nguồn cung cấp của Nga, vì Moskva là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho khối, chiếm gần 40% nhu cầu vào năm 2021.

Đầu tháng này, Ba Lan và Litva đang kêu gọi EU áp đặt các hạn chế đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga như một phần trong gói trừng phạt thứ 10 lên Moskva.

Tháng trước, EU đã thông qua gói trừng phạt thứ 9 nhằm vào Nga, bao gồm việc hạn chế xuất khẩu động cơ máy bay không người lái (UAV) sang Nga hoặc các nước định cung cấp vũ khí cho Moskva. Một số công nghệ hàng không vũ trụ cũng bị cấm xuất khẩu cho Nga...

Nga lên án các biện pháp trừng phạt của EU và bác bỏ tác động của các lệnh này lên Moskva.

Hôm 13/1, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết các nhà sản xuất dầu của nước này không gặp khó khăn trong việc đảm bảo các thỏa thuận xuất khẩu bất chấp lệnh cấm và việc EU, G7, Australia áp trần giá dầu.

Theo Kông Anh/VTC

VTC

Trở lên trên