Dự trữ ngoại hối: Kỷ lục nhưng đừng chủ quan!
Trong năm nay báo chí đã nhiều lần đưa tin mừng rằng dự trữ ngoại hối của Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quản lý đã không ngừng tăng và đạt con số cao kỷ lục từ trước đến nay là 42 tỷ USD. Và điều này được cho là một yếu tố quan trọng giúp NHNN giữ ổn định được tỉ giá VND/USD.
- 13-08-2017Vì sao tỷ giá USD/VND chưa… bùng?
- 28-07-2017Lãi suất tiền gửi USD 0% đã góp phần ổn định tỷ giá
- 08-07-2017Tỷ giá có thể tăng 2-3% trong cả năm
-
Biến số lạm phát trong nước luôn cần được dự đoán, phân tích khi muốn biết đường hướng của chính sách tiền tệ và lãi suất ở Việt Nam
-
Một khi đã đạt đến các ngưỡng an toàn và các cân nhắc vĩ mô tổng thể thì việc mua hay bán cần thiết phải dừng lại hoặc đảo chiều một cách cũng linh hoạt, thông qua điều chỉnh tỷ giá mua, bán tương ứng.
Quả thật, nếu so với những năm trước thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm nay đã cao hơn rất nhiều, như được thể hiện ở đồ thị dưới đây. Cụ thể, vào năm 2012, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tụt xuống còn 25,4 tỷ USD. Con số này chỉ tăng mạnh vào năm 2014 lên mức 34,3 tỷ USD nhưng rồi lại giảm mạnh còn 28,4 tỷ năm 2015. Từ đó trở đi thì nó mới có xu hướng tăng ổn định như dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đạt 36,7 tỷ năm 2016, 42,2 tỷ năm 2017 và 48,6 tỷ năm 2018.
Nguồn: IMF Country Report No. 17/190 (7/2017); Ghi chú: Số liệu từ năm 2016 là dự báo
Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm hơn là dự trữ ngoại hối trên quy ra tương đương với bao nhiêu tháng nhập khẩu. Đây là một chỉ tiêu phản ánh quy mô dự trữ ngoại hối của một quốc gia ở mức cao hay thấp, an toàn hay không an toàn.
Trong đồ thị trên, đường màu da cam cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn chưa vượt quá mức 2,5 tháng nhập khẩu trong suốt mấy năm qua và một số năm tới (theo IMF, phải đến năm 2020 thì mức này mới đạt 2,7 tháng). Mà theo quy ước quốc tế thì dự trữ ngoại hối của một quốc gia phải tương đương với ít nhất là 3 tháng nhập khẩu thì mới an toàn để chống đỡ với các cơn sốc về cầu ngoại tệ. Như vậy, mặc dù dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã có những bước cải thiện đáng kể từ năm 2016 để đạt những “kỷ lục” mới trong những năm tiếp theo, nhưng những “kỷ lục” này vẫn chưa đủ lớn theo tiêu chuẩn chung của thế giới.
Quan trọng không kém là tuy về con số tuyệt đối thì đúng là dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2017 là năm cao kỷ lục (42,2 tỷ USD) nhưng cần lưu ý là mức này chỉ tương đương với 2,3 tháng nhập khẩu của cùng năm, chỉ nhỉnh hơn một chút so với năm 2016 (2,2 tháng) và thậm chí còn thấp hơn cả năm 2014 (2,4 tháng).
Lý do của tình trạng trên là thực ra dự trữ ngoại hối của Việt Nam tuy có tăng lên nhưng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam còn tăng mạnh hơn, nên tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và kim ngạch nhập khẩu hầu như không có biến chuyển nhiều. Hàm ý của điều này một lần nữa cho thấy rằng dự trữ ngoại hối – chiếc gối đỡ giảm sốc cho nền kinh tế Việt Nam khỏi những biến động bên ngoài – vẫn còn “mỏng”, chưa an toàn, chưa đủ dập tắt mọi cơn sóng trồi sụt trên thị trường ngoại hối cũng như sự ổn định của tỷ giá.
Do đó, chính sách tiền tệ và ngoại hối trong thời gian tới cần tránh sự chủ quan, đừng chỉ nhìn con số tuyệt đối đang ở mức cao kỷ lục, để có những bước đi thích hợp nhằm tiếp tục cải thiện dự trữ ngoại hối hiểu theo mức tương đối (quy theo tháng nhập khẩu của Việt Nam) và không tạo thêm áp lực cho tỷ giá nếu muốn duy trì sự ổn định của nó trong những tháng tới.