Đua cùng Việt Nam, Thái Lan - quốc gia này khẳng định 'mở cửa với bất cứ ai', miễn giúp họ thành thế lực sản xuất EV của khu vực
"Chúng tôi muốn làm bạn với bất kỳ ai" là thông điệp mà Thứ trưởng Bộ xúc tiến đầu tư của nước này phát đi.
- 28-10-2023Lỗ đậm gần 900 triệu cho mỗi xe điện bán ra, 4,5 tỷ USD cả năm 2023 - một hãng xe tuyên bố giảm ‘đốt’ tiền cho EV
- 25-10-2023'Google của Trung Quốc' trình làng siêu phẩm EV: thiết kế như siêu SUV Lamborghini Urus, giá bán từ 870 triệu đồng
- 18-10-2023Liên minh Honda + Sony tiến thêm 1 bước dài tạo ra mẫu EV được mệnh danh ‘smartphone gắn 4 bánh’
Indonesia muốn Mỹ và châu Âu không chỉ mua nguyên liệu thô mà còn đầu tư vào nước này để phát triển năng lực sản xuất xe điện và pin, Thứ trưởng Bộ xúc tiến đầu tư Indonesia nói với Nikkei Asia.
Indonesia rất muốn đảm nhận vai trò sản xuất trong ngành nhờ nguồn tài nguyên nickel dồi dào - thành phần chính trong pin xe điện. Ông Nurul Ichwan cho biết trong khi các công ty Trung Quốc đang đầu tư vào các nhà máy luyện kim của Indonesia để chế biến nickel thành vật liệu pin, Mỹ và châu Âu chỉ quan tâm đến mua quặng nickel.
Indonesia đã áp đặt lệnh cấm vĩnh viễn xuất khẩu quặng nickel vào năm 2020 như một phần trong nỗ lực chung nhằm phát triển ngành chế biến khoáng sản trong nước và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao hơn. Quốc gia này đã phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu thô trong nhiều thập kỷ nhưng Tổng thống Joko Widodo muốn thay đổi điều này để giúp nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Trong vài năm qua, Indonesia đã tăng cường nỗ lực thu hút các nhà sản xuất xe điện phương Tây đầu tư vào chuỗi cung ứng địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có Ford Motor công bố kế hoạch đầu tư vào Indonesia. Hồi tháng 3, nhà sản xuất này đã ký một thỏa thuận với Vale Indonesia và Huyayou Colbalt để đâu tư chung một dự án luyện nickel.
Mỹ, với Đạo luật giảm lạm phát và EU với các động thái tương tự đã cung cấp các khoản trợ cấp lớn cho các nhà sản xuất xe điện trong nước. Những động thái này được cho thúc đẩy các lĩnh vực sản xuất trong nước, tạo việc làm và giảm thiểu rủi ro cho việc sử dụng các công nghệ quan trọng ở nước ngoài – vốn do Trung Quốc thống trị trong lĩnh vực xe điện.
Tuy nhiên, ông Ichwah cho biết những động thái này khiến cho việc mời các nhà đầu tư đến Indonesia là “không thể”. Tuy nhiên, ông nói thêm chính phủ có thể khen thưởng các doanh nghiệp “có tinh thần tạo ra hệ sinh thái EV ở Indonesia” bằng các ưu đãi.
Hiện tại, Trung Quốc vẫn là quốc gia sốt sắng nhất trong các hợp tác với Indonesia. Công ty sản xuất pin khổng lồ CATL đã thành lập 1 quỹ xnah nhằm phát triển nhành công nghiệp pin ở Indonesia. Họ thành lập một liên doanh trị giá 5,97 tỷ USD ở Indonesia với các đối tác địa phương, gồm cả công ty nhà nước vào tháng 4/2022 để sản xuất vật liệu pin.
Ông Ichwan cho biết CATL và các đối tác địa phương có “cùng hiểu biết và quan tâm” đến việc phát triển nhành công nghiệp pin xe điện của Indonesia, mặc dù ông từ chối tiết lộ thêm thông tin.
Các công ty Trung Quốc cũng đang thâm nhập vào lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản quan trọng khác ở nước này. Ngoài Hyayou Cobalt và CATL, hàng loạt công ty khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực nickel ở Indonesia.
Ông Ichwan cho rằng làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc đổ vào nước này là do Indonesia đang mở rộng cửa cho bất kỳ nhà đầu tư nào. Ông nói thêm rằng “chúng tôi muốn làm bạn với bất kỳ ai”.
Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia và Thái Lan, Việt Nam và Malaysia là 4 quốc gia nổi lên với tham vọng trở thành "trung tâm sản xuất xe điện" của khu vực.
Thái Lan có lợi thế là nơi đặt nhà máy sản xuất ô tô xăng của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản trong khi Indonesia có nguồn tài nguyên phong phú - là thứ được nhiều doanh nghiệp lớn "thèm khát" trong cuộc chuyển giao sang xe điện. Trong khi đó, Malaysia có thế mạnh về bán dẫn còn Việt Nam đang nổi lên với sự chuyển dịch xe điện mạnh mẽ và một thương hiệu nội là VinFast với kế hoạch mở rộng sản xuất, xuất khẩu tại hàng loạt thị trường quốc tế.
Nhịp sống thị trường