Đua mở rộng mặt bằng – cuộc đua về “đáy”
COVID-19 đang khiến gần 90% doanh nghiệp Việt Nam lao đao, kéo theo thị trường mặt bằng cho thuê cũng “ế ẩm” trầm trọng. Lúc này, lựa chọn mở rộng mặt bằng hòng thâu tóm thị phần không khác gì “canh bạc” may rủi, trong đó rủi nhiều hơn may.
2021 là năm thứ 3 COVID-19 bùng phát ở Việt Nam. Diễn biến phức tạp của 4 đợt dịch vừa qua, nhất là ở các tỉnh thành phía Nam đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa hoặc tạm ngưng hoạt động. Vấn đề họ đã, đang phải đối mặt hiện tại không chỉ có gián đoạn kinh doanh, thiếu chi phí vận hành,… mà kể cả có đủ điều kiện hoạt động cũng không đủ khả năng chi trả phí sinh hoạt, xét nghiệm cho công nhân khi thực hiện "3 tại chỗ". Để tiếp tục duy trì, nhiều doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm tải áp lực từ chi phí cố định là tiền thuê mặt bằng. Họ hoặc là thương lượng giảm tiền thuê với chủ sở hữu, hoặc là co cụm lại quy mô để chờ đợi thời cơ mới sau dịch. Nhìn chung, dịch đã buộc không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ phải từ bỏ mặt bằng đắc địa đang sở hữu, trường hợp xấu nhất là đóng cửa phần lớn cửa hàng.
Trong lúc doanh nghiệp Việt đang rất cần hợp lực chia sẻ tài nguyên để cùng tồn tại, một số doanh nghiệp lại mạo hiểm triển khai chiến lược mở rộng điểm bán, thậm chí số lượng cửa hàng còn tăng vượt trội so với trước dịch. Điều này được một số chuyên gia nhận định là chiến lược sai lầm khi hàm chứa quá nhiều rủi ro.
Thứ nhất, việc mở rộng mặt bằng giữa thời điểm COVID-19 chưa được kiểm soát triệt để bị phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan như: chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước trong Quý cuối năm, dịch bệnh, biến động dân số, nhu cầu mua sắm của khách hàng khi dịch vẫn diễn biến khó lường, chi phí vận hành chuỗi cửa hàng offline… Chỉ cần 1 trong những yếu tố này đi ngược lại dự đoán, tinh thần của chủ doanh nghiệp, thứ mà họ phải đánh đổi không chỉ có tiền.
Thứ hai, mở rộng mặt bằng cũng đồng nghĩa với việc thâu tóm thị phần của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có nguy cơ đóng cửa. Dù cạnh tranh trong kinh doanh là không thể tránh khỏi nhưng đặt ở hoàn cảnh hơn 70.000 doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản vì dịch bệnh chỉ trong 6 tháng đầu năm, chiến lược này lộ rõ tính phi nhân văn.
Thứ ba, theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, đại dịch đang khiến thị trường chuyển hướng sang hình thức "turnover rent", tức là trả tiền theo phần trăm doanh thu bán lẻ.
Hiểu đơn giản, đây là phương thức tính giá cho thuê theo tỷ lệ phần trăm của doanh thu bán lẻ phát sinh tại tài sản cho thuê. Với các doanh nghiệp đang phải đối mặt với vô số áp lực, "turnover rent" được coi là giải pháp tốt nhất cho tương lai ngành bán lẻ. Thế nhưng, với các chủ nhà, nó chỉ là giải pháp ngắn hạn do tiền thuê mặt bằng vốn là chi phí cố định của họ.
Quay trở lại việc mở rộng điểm bán. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có thể kiểm soát chi phí cũng như duy trì mô hình kinh doanh nhưng khi dịch bệnh còn diễn biến khó lường, không ai có thể đảm bảo 100% các chủ nhà sẽ tiếp tục đồng ý thực hiện "turnover rent". Bài toán tiếp theo mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt là bảo toàn làm sao để dòng tiền không bị "chia năm xẻ bảy" – khó hơn rất nhiều so với việc duy trì dòng tiền như giai đoạn trước.
Trái ngược với nước đi mạo hiểm như "đánh bạc" trên, Bibo Mart quyết định giữ nguyên số lượng các cửa hàng hiện có, đồng thời thực hiện chiến lược "sharing" – tức là chia mặt bằng để cùng kinh doanh. Ngoài những đối tác đang có, Bibo Mart kêu gọi sự hợp tác của các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng khác. Không thể khẳng định bà Trịnh Lan Phương – CEO của Bibo Mart có thực hiện chiến lược này lâu dài hay không nhưng trước mắt, nó không chỉ giúp Bibo Mart mở rộng dòng hàng, thị trường mà còn giải quyết nhiều vấn đề trọng điểm cho các đối tác như: điểm bán, hàng tồn, doanh thu, thương hiệu,… qua đó tăng lợi nhuận cho cả 2 bên, đặc biệt nhu cầu mua bán của khách hàng cũng được tối ưu hóa.
Giữa lúc dịch vẫn diễn biến khó lường, Bibo Mart chủ trương thực hiện chiến lược "sharing"
Dịch bệnh kéo dài đã dẫn đến tình trạng phân hóa rõ rệt về thị phần của các doanh nghiệp lớn, nhỏ trong nước. Giải pháp cấp thiết hiện tại là hợp lực với nhau để cùng chia sẻ tài nguyên theo nguyên tắc "win-win" chứ không phải "cá lớn nuốt cá bé", doanh nghiệp lớn thâu tóm doanh nghiệp nhỏ. Theo CEO của Bibo Mart , việc mở rộng "miếng bánh" thị phần trong giai đoạn nhạy cảm như hiện nay chứa đựng quá nhiều rủi ro, hơn nữa còn thiếu tính nhân văn. Thay vào đó, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiện toàn lại bộ máy, ứng dụng "chuyển đổi số" vào quy trình vận hành, đồng thời mở rộng dòng hàng, tìm cách liên kết với các đối tác trong nước. Đây cũng chiến lược "sống còn" giúp Bibo Mart vững vàng vượt qua đại dịch dẫu số lượng cửa hàng chưa hề có sự biến động.