Dựa vào đâu mà Hà Văn Thắm tin Nguyễn Xuân Sơn không tham ô được tiền của OceanBank?
Trước cáo buộc Nguyễn Xuân Sơn với tội danh tham ô với số tiền 49 tỷ, Hà Văn Thắm đã đưa ra 3 lý lẽ để tin tưởng rằng Nguyễn Xuân Sơn không tham ô, chiếm đoạt.
- 06-09-2017Học cha mẹ Nhật kích thích “hoóc môn hạnh phúc” cho con bằng những việc cực kì đơn giản
- 06-09-2017Phiên tòa sáng 6/9: Hà Văn Thắm nói Nguyễn Xuân Sơn không thể chiếm đoạt tiền của Oceanbank
- 05-09-2017Phiên tòa chiều 5/9: Hà Văn Thắm mong phần kê biên chỉ lấy 1 nửa, phần của vợ đề nghị không xử lý
- 05-09-2017Phiên tòa sáng 5/9: Hà Văn Thắm thừa nhận đã vi phạm TT 02, nghĩ chỉ bị cách chức chứ không nghĩ bị truy tố
Nguyễn Xuân Sơn khẳng định mình không phải là người đại diện vốn của PVN
Đã rất nhiều lần tại phiên tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank), Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN) đã nhắc đi nhắc lại việc mình không phải là người đại diện phần vốn góp 20% của Tập đoàn Dầu khí (PVN) tại Oceanbank.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cho biết, khi PVN góp vốn vào OceanBank thì có hai người đại diện là ông Nguyễn Ngọc Sự và sau đó là Nguyễn Thị Thanh Hương.
"Tôi có giới thiệu nhưng chưa có quyết định, chỉ có công văn giới thiệu" - Ông Sơn nói.
Ông cũng cho biết người đại diện vốn sẽ được hưởng lương của PVN. PVN có 2 quyết định bổ nhiệm đại diện vốn góp vào năm 2008, ban đầu ông Nguyễn Ngọc Sự (đại diện 12%) và Nguyễn Xuân Sơn (làm đại diện 8% vốn). Sau đó hơn 2 tháng thì toàn bộ số vốn 20% chuyển qua cho ông Ngọc Sự đại diện.
Như vậy ông Sơn cho biết chỉ làm đại diện 8% trong vòng 2 tháng và lúc đó chưa góp vốn vào OceanBank và ông đã chuyển toàn bộ phần đại diện góp vốn của mình cho ông Sự trước khi PVN chính thức góp vốn.
Còn theo đại diện PVN, theo quy chế người đại diện vốn thì có thể dùng quyết định hoặc công văn giới thiệu, đây chỉ là hình thức về mặt pháp lý và có giá trị như nhau.
Việc giới thiệu bị cáo Nguyễn Xuân Sơn có hai giai đoạn: Quyết định 2649 ngày 23/10/2008 cử ông Nguyễn Ngọc Sự (nguyên Phó tổng giám đốc PVN) làm đại diện vốn 12% và Nguyễn Xuân Sơn làm người đại diện vốn 8%. Sau đó, quyết định này được thay thế bằng Quyết định 3190 ngày 29/12/2008, trong đó nêu rõ chỉ cử ông Sự làm người đại diện vốn.
Ở giai đoạn sau, ngày 10/5/2011, PVN có công văn 1038 giới thiệu ông Sơn đại diện phần vốn góp tại Oceanbank. Theo vị đại diện này, dùng "quyết định" hoặc "công văn giới thiệu" chỉ là hình thức pháp lý.
Tuy nhiên, bị cáo Sơn vẫn một mực khẳng định mình không phải là đại diện vốn của PVN và cho rằng đại diện Tập đoàn trả lời không thỏa đáng về mặt pháp luật, quyết định mà chưa công bố thì chưa có giá trị.
Trong khi đó, Hà Văn Thắm cũng thừa nhận mặc dù có văn bản giới thiệu nhưng ông Sơn không có tư cách làm người đại diện và chỉ đơn thuần là giai đoạn quá độ từ ông Sự sang bà Hương, ông Sơn không tham cuộc họp HĐQT nào với tư cách đại diện vốn của PVN.
Hà Văn Thắm tin Nguyễn Xuân Sơn không tham ô
Theo cáo trạng, "trong số tiền 1.576 tỷ đồng Oceanbank chi lãi ngoài (được lấy từ các nguồn tại Oceanbank) có 246 tỷ đồng được chi cho Nguyễn Xuân Sơn để chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi của PVN theo yêu cầu của Sơn đã bị Sơn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt.
Theo tỷ lệ góp vốn của PVN vào Oceanbank là 20% trong số tiền 246 tỷ Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt có 49,3 tỷ đồng là tiền của Nhà nước mà Sơn là người đại diện quản lý. Do đó, hành vi chiếm đoạt số tiền 49,3 tỷ này của Nguyễn Xuân Sơn đã cấu thành tội "Tham ô tài sản" theo quy định tại điều 278 BLHS. Bị cáo Hà Văn Thắm là đồng phạm giúp sức cho Nguyễn Xuân Sơn tham ô số tiền này", cáo trạng viết.
Trước câu hỏi của luật sư về hành vi này, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cho biết khi rời khỏi OceanBank về làm Phó TGĐ Tập đoàn PVN thì ông không còn tham gia bất cứ hoạt động điều hành nào tại ngân hàng. Theo ông về mặt pháp lý thì ông không cần phải chịu trách nhiệm về hoạt động của OceanBank khi bị cáo rời khỏi ngân hàng.
Khi nói về tội tham ô bị truy tố với số tiền 49 tỷ, Nguyễn Xuân Sơn trình bày thực sự là ông không thể thực hiện tham ô được tiền của OceanBank vì khi đó ông không còn quyền hạn gì.
"Khi nhận được việc bị truy tố tội tham ô, bị cáo hết sức bàng hoàng, tư cách, đạo đức nghề nghiệp của bị cáo từ trước tới giờ chỉ làm những việc có lợi cho nhà nước, có lợi cho tập đoàn, chưa bao giờ có ý muốn tham ô tài sản của tập đoàn", bị cáo Sơn khai trước tòa.
Hà Văn Thắm khai trước tòa rằng tin bị cáo Nguyễn Xuân Sơn không chiếm đoạt số tiền hơn 246 tỷ đồng và đã chi hết số tiền đó cho các khách hàng cần chăm sóc. Bị cáo Thắm cũng tin rằng, các bị cáo đồng nghiệp khác đã chi tiền thật sự cho khách hàng.
Hà Văn Thắm còn đặt giả thuyết, trong trường hợp 246 tỷ đồng mà bị cáo Sơn chiếm đoạt là tiền lợi nhuận của Oceanbank, thì cũng không thể tính ra 49 tỷ đồng là của PVN. Bởi, Oceanbank còn phải chi phí thuế, các quỹ dự phòng và đặc biệt là phải có lãi mới chi cổ tức cho các cổ đông được.
“Nếu anh Sơn chiếm đoạt 246 tỷ đồng thì chỉ làm giảm cổ tức của PVN chứ không thể là 20% (49 tỷ đồng) được. Ngoài ra, nếu có sự chiếm đoạt thì chỉ vài lần chứ bị cáo không thể để kéo dài nhiều năm như vậy. Bản thân bị cáo có biện pháp để biết được các anh chị có chi tiền cho khách hàng hay không”, bị cáo Thắm nói.
Thứ hai, số lượng tiền chi thêm cho khách hàng gửi qua Nguyễn Xuân Sơn khá lớn. Nếu chiếm đoạt thì tài sản của anh Sơn sẽ có sự thay đổi.
Theo bị cáo Thắm, bị cáo Sơn nhiều khi không biết mình có khoản tiền gì nhưng bị cáo biết. Thắm đưa ví dụ như khoản tiền lãi từ cổ phiếu OGC ưu đãi, bị cáo Sơn không nhớ, nhưng bị cáo Thắm biết bị cáo Sơn bán lúc nào, bán giá bao nhiêu, từ đó mới có khoản lời 40 tỷ đồng.
Thứ ba, Hà Văn Thắm nhấn mạnh khi chọn người làm việc này (chăm sóc khách hàng), Hà Văn Thắm luôn xem xét rất kỹ về tư cách con người. Với kinh nghiệm làm việc và cộng tác nhiều năm, Hà Văn Thắm rất tin tưởng Nguyễn Xuân Sơn.
“Với tính cách của anh Sơn thì không chiếm đoạt được”, Hà Văn Thắm khẳng định.