MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đua với Nga, một quốc gia đưa báu vật giá rẻ đến Việt Nam: Là ông trùm thứ 5 toàn cầu, nước ta chớp cơ hội vàng nhập hơn 400 triệu USD

09-05-2024 - 02:28 AM | Thị trường

Đây là nhà xuất khẩu đứng thứ 5 của thế giới và chiếm đến 10% tổng nguồn cung toàn cầu ở ngành hàng này.

Đua với Nga, một quốc gia đưa báu vật giá rẻ đến Việt Nam: Là ông trùm thứ 5 toàn cầu, nước ta chớp cơ hội vàng nhập hơn 400 triệu USD- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2024, nước ta đã nhập khẩu 468.999 tấn lúa mì với kim ngạch đạt hơn 131 triệu USD, giảm 6,9% về lượng và giảm 1,9% về kim ngạch. Tính chung trong 3 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu lúa mì đạt hơn 1,5 triệu tấn với trị giá hơn 421 triệu USD, tăng mạnh 24,2% về khối lượng nhưng giảm 5,2% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Giá nhập khẩu bình quân ghi nhận xu hướng giảm mạnh với 279 USD/tấn, giảm 23,7%.

Đua với Nga, một quốc gia đưa báu vật giá rẻ đến Việt Nam: Là ông trùm thứ 5 toàn cầu, nước ta chớp cơ hội vàng nhập hơn 400 triệu USD- Ảnh 2.

Xét về thị trường, Brazil là nhà cung cấp lớn nhất lúa mì cho Việt Nam trong quý 1 với 642.957 tấn, tương đương hơn 162 triệu USD, tăng 145% về lượng và tăng 69,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu bình quân đạt 252 USD/tấn, giảm 31% so với cùng kỳ.

Úc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với sản lượng đạt 285.551 tấn trong quý 1, tương đương hơn 91 triệu USD, giảm 64% về lượng và giảm 68% về kim ngạch. Giá nhập khẩu bình quân 320 USD/tấn, giảm 10% so với cùng kỳ.

Đua với Nga, một quốc gia đưa báu vật giá rẻ đến Việt Nam: Là ông trùm thứ 5 toàn cầu, nước ta chớp cơ hội vàng nhập hơn 400 triệu USD- Ảnh 3.

Đáng chú ý, nhà cung cấp lúa mì lớn thứ 5 thế giới cũng vừa tăng mạnh xuất khẩu lúa mì đến Việt Nam. Cụ thể Ukraine xuất khẩu sang Việt Nam 147.094 tấn lúa mì với trị giá tương đương hơn 38 triệu USD trong quý 1, trong khi cùng kỳ năm trước không ghi nhận sản lượng xuất khẩu. Giá nhập khẩu đạt bình quân 262 USD/tấn, rẻ hơn so với Úc và tương đương với mức giá mà Nga đang bán sang cho Việt Nam.

Còn trong 2 tháng đầu năm, Nga xuất sang Việt Nam 54.312 tấn lúa mì với trị giá hơn 13,9 triệu USD, cùng kỳ năm trước cũng không ghi nhận sản lượng nhập khẩu. 

Trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm thế giới, chiếm 10% tổng nguồn cung. Ngoài ra, Ukraine là một trong ba nhà xuất khẩu lúa mạch, bắp, dầu hạt cải hàng đầu thế giới; là nước xuất khẩu dầu hướng dương lớn nhất (chiếm 46% lượng xuất khẩu toàn cầu).

Hiện tại, Nga sản xuất từ 75 triệu đến 85 triệu tấn lúa mì một năm, tương đương với từ 10 đến 12 % sản lương toàn cầu và 50% trong số đó là để xuất khẩu. Chỉ một mình nước Nga cung cấp hơn 1/5 lúa mì nuôi sống nhân loại và thu về hàng năm từ 10 đến 12 tỷ USD nhờ lúa mì. Theo thẩm định của chuyên gia Abis, 27 quốc gia trên thế giới với khoảng 770 triệu dân, phụ thuộc đến hơn 50 % vào lúa mì của Nga và Ukraine.

Theo dự báo mới nhất của FAO ngày 2/5/2024, sản lượng lúa mì năm 2023/2024 tăng nhẹ so với dự báo tháng trước, nhưng vẫn giảm 2,3% so với sản lượng năm 2022 do sự sụt giảm ở Australia, Kazakhstan và Liên bang Nga.

Viện Nghiên cứu Thị trường Nông nghiệp (IKAR) đã hạ dự báo thu hoạch ngũ cốc ở Nga năm 2024 từ 146 xuống 142 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa mì giảm từ 93 triệu tấn xuống 91 triệu tấn do hạn hán ở các khu vực phía Nam. Chủ tịch Liên minh ngũ cốc Nga Arkady Zlochevsky cho biết, Bộ Nông nghiệp hạ dự báo thu hoạch năm nay xuống 132 triệu tấn, và các nhà phân tích hạ dự báo xuống 137 triệu tấn.

Mất mùa ở Nga có thể tạo lợi thế cho các nhà cung cấp lúa mì khác trên thế giới như Ấn Độ, Australia và Mỹ và làm suy yếu vị thế của Nga, quốc gia đã tăng gấp đôi sản lượng lúa mì trong 20 năm.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên