Đức tăng chỉ tiêu tuyển điều dưỡng Việt Nam lên 400 người/năm
Trong 8 tháng qua, số lao động đi làm việc ở nước ngoài đã cán mốc gần 88 nghìn người, đạt 85% so với kế hoạch.
- 31-08-2017Đi xuất khẩu lao động có thể vay được tới 80% nhu cầu chi phí tại ngân hàng
- 23-08-2017Công ty xuất khẩu lao động dựng vỏ bọc tinh vi, lừa đảo hàng tỷ đồng
- 15-07-2017Hệ lụy từ cơn sốt xuất khẩu lao động
- 05-07-20171.300 tỉ đồng đưa cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đi xuất khẩu lao động
- 07-10-2015Tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc
Việc đưa người lao động có trình độ tay nghề cao đi làm việc ở nước ngoài được chú trọng. Ví dụ hoạt động đưa điều dưỡng viên sang Đức - thị trường có thu nhập cao - làm việc có nhiều tín hiệu khả quan. Qua hai khóa thí điểm, chất lượng của các ứng viên được phía đối tác đánh giá tốt, số lượng của các lớp tăng lên. Đến thời điểm này, khóa 1 có 76 học viên, khóa 2 có 102 học viên đã học xong và xuất cảnh. Phía Đức đồng ý tăng chỉ tiêu tuyển chọn của Việt Nam với hai ngành điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh và chăm sóc người già lên 400 người/năm.
Bên cạnh các nước Đức, Nhật Bản…, Bộ LĐ-TBXH cũng tiến hành đàm phán và ký kết để mở rộng các thị trường tiếp nhận lao động mới, nhất là thị trường các nước châu Âu như Thụy Sĩ để mở rộng thị trường cho lao động của nước ta.
Công tác quản lý, hỗ trợ người lao động tại thị trường các nước Trung Đông - Châu Phi, nhất là tại Ả-rập Xê út, Qatar được tăng cường, có giải pháp ứng phó trước tình hình khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và các nước vùng Vịnh, bảo đảm các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Được biết trong năm 2016, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cao kỷ lục với 126 nghìn người, vượt 26% so với kế hoạch đề ra.
Người lao động