MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dùng AI vẽ lại chân dung thần Vệ Nữ, vua David và cái kết khiến hậu thế “ám ảnh”

10-09-2023 - 10:25 AM | Sống

Chân dung của thần Vệ Nữ, vua David… sau khi AI phục dựng lại khác biệt rất nhiều so với hình ảnh của họ được tạc trên các bức tượng.

Mới đây, một nhóm chuyên gia Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phục dựng khuôn mặt của những vị vua và vị thần nổi tiếng từ các bức tượng. Ngay sau khi những bức ảnh chân dung được công bố lập tức khiến cộng đồng mạng “náo loạn”.

Được biết, nhóm chuyên gia đã làm việc hàng tháng trời và phục dựng thành công. Đây là kết quả của quá trình nghiền ngẫm các phong tượng của thần Vệ Nữ, vua David và sau đó sử dụng AI kết hợp với nhiều phần mềm chỉnh sửa hình khác để hoàn thành.

Các chuyên gia cho biết, họ đã tự chỉnh sửa làm đẹp cũng như tái tạo màu tóc, cặp mắt và nhiều chi tiết khác trên khuôn mặt của các bức tượng theo cảm nhận cá nhân. Đặc biệt, nhiều chi tiết cũng được nhóm sắp đặt chỉnh sửa riêng. Hãy cùng xem AI đã tái tạo gương mặt của những vị vua và vị thần này như thế nào nhé!

1. Vua David

Dùng AI vẽ lại chân dung thần Vệ Nữ, vua David và cái kết khiến hậu thế “ám ảnh” - Ảnh 1.

Vua David là một vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel. (Ảnh: Sohu)

David (1040 – 970 TCN) là vị vua thứ 2 của Vương quốc Israel thống nhất. Ông trị vì Judah từ khoảng năm 1010 TCN đến năm 1002 TCN, trị vì toàn Vương quốc thống nhất từ khoảng năm 1002 TCN đến năm 970 TCN. Theo Kinh Thánh Hebrew, David xuất thân là một người chăn cừu dũng cảm, tháo vát, đã xung phong đã đánh bại tên khổng lồ Goliath, đem lại thắng lợi cho quân đội Israel do vua Saul chỉ huy trước đội quân xâm lược của người Philistia. David được miêu tả là một vị vua chính trực - tuy không phải không hề phạm sai lầm. Ông cũng là một chiến binh, nhạc sĩ, và nhà thơ được tôn vinh. ương truyền ông đã xâm chiếm Jerusalem từ tay một bộ lạc Canaan và lập thành phố này làm thủ đô Israel. Ông cũng giành được nhiều lãnh thổ của người Philistia láng giềng. Cuộc đời và triều đại của ông, như được ghi lại trong Kinh thánh Hebrew (tương đương với Cựu ước của Kitô giáo) và kinh Koran của Hồi giáo, có tầm quan trọng trung tâm đối với các nền văn hóa - tôn giáo khởi nguồn từ Abraham.

Dùng AI vẽ lại chân dung thần Vệ Nữ, vua David và cái kết khiến hậu thế “ám ảnh” - Ảnh 2.

AI đã phục dựng lại chân dung của vua David trông trẻ hơn nhiều so với bức tượng gốc. (Ảnh: Sohu)

Trong thời kỳ Phục Hưng, Hy Lạp, La Mã cổ đại thì có rất nhiều các phiên bản tượng David khác nhau được các nghệ sĩ điêu khắc. Nổi tiếng nhất trong số đó là bức tượng David của Michelangelo tại Florence, Ý. Bức tượng này không chỉ đơn thuần là một bức tượng đẹp mà còn thể hiện trong đó là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc, vẫn còn là tiêu biểu cho ngày nay và thậm chí là mãi về sau này. Do đó, bức tượng này đã được các chuyên gia sử dụng để làm hình mẫu phục dựng khuôn mặt thật của vua David.

Bức hình do AI phục dựng cho thấy một vua David có mái tóc quăn lọn sóng, đôi mắt to màu xanh. Ông có một vẻ ngoài khá điển trai tuy khuôn mặt có hơi cau có.

2. Tượng thần Vệ Nữ

Dùng AI vẽ lại chân dung thần Vệ Nữ, vua David và cái kết khiến hậu thế “ám ảnh” - Ảnh 3.

Vệ Nữ là nữ thần của tình yêu, cái đẹp, sinh sản... trong thần thoại Hy Lạp. (Ảnh: Sohu)

Vệ Nữ hay còn gọi là Venus là nữ thần trong thần thoại La Mã. Trong thần thoại La Mã, bà là mẹ của người La Mã qua con trai của bà, Aeneas, người sống sót trong cuộc chiến thành Troy và chạy sang Italy. Julius Caesar cho rằng bà là tổ tiên của mình. Thần Vệ Nữ được coi như tương đương với nữ thần Aphrodite trong thần thoại Hy Lạp. Vệ Nữ là vị thần của tình yêu, cái đẹp, tình dục, sinh sản, bảo vệ nữ quyền. Tên của bà được đặt cho Sao Kim. Thần Vệ Nữ trong thần thoại La Mã là con gái của thần Jupiter và có người con trai là thần tình yêu Cupid (thần Eros trong thần thoại Hy Lạp). Mặc dù là nữ thần của tình yêu nhưng Venus là con người hiện thân cho sự thanh khiết.

Tượng thần Vệ Nữ ở đảo Milos, Hy Lạp là phong tượng nổi tiếng nhất hiện nay được tìm thấy vào năm 1820. Pho tượng được cho là có niên đại vào khoảng 130 TCN, khắc họa Venus, vị nữ thần tình yêu và sắc đẹp Hy Lạp. Là một di sản của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, tượng thần nữ Milo được coi là một trong những tác phẩm điêu khắc cổ điển đẹp nhất thế giới.

Dùng AI vẽ lại chân dung thần Vệ Nữ, vua David và cái kết khiến hậu thế “ám ảnh” - Ảnh 4.

AI dựa trên bức tượng thần Vệ Nữ nổi tiếng để phục dựng một nữ thần với vẻ đẹp ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. (Ảnh: Sohu)

AI đã dựng trên bức tượng này làm hình mẫu và đã tái tạo ra một bức chân dung đẹp ngoài mong đợi của thần Vệ Nữ. Nàng có một mái tóc vàng óng ả, đôi mắt màu xanh, chiếc mũi cao thẳng tắp cùng đôi môi mọng đỏ. Nhìn vào bức ảnh của thần Vệ Nữ, hẳn ai cũng thốt lên rằng: “Vẻ ngoài như vậy chẳng trách được tôn làm vị thần của cái đẹp”.

3. Tượng cô gái và đàn hạc

Dùng AI vẽ lại chân dung thần Vệ Nữ, vua David và cái kết khiến hậu thế “ám ảnh” - Ảnh 5.

Bức tượng cô gái và đàn hạc tuy chưa xác định được nguồn gốc nhưng rất nổi tiếng trong giới nghệ thuật. (Ảnh: Sohu)

Nguồn gốc của bức tượng cô gái và đàn hạc này tới nay vẫn chưa được xác định. Có nhiều người cho rằng người được tạc tượng là Adilis thế những trong số các vị thần Hy Lạp không có ai tên như vậy. Cũng có ý kiến cho rằng người phụ nữ cầm đàn hạc này là Erato, một trong chín nàng thơ Hy Lạp và là một vị thần nhỏ chịu trách nhiệm truyền cảm hứng về nghệ thuật và khoa học. Dù là ai thì bức tượng này vẫn rất nổi tiếng trong giới nghệ thuật, họa sĩ và học giả.

Dùng AI vẽ lại chân dung thần Vệ Nữ, vua David và cái kết khiến hậu thế “ám ảnh” - Ảnh 6.

Qua "nét vẽ" của AI, người phụ nữ được phục dựng với vẻ ngoài vô cùng quyến rũ và xinh đẹp. (Ảnh: Sohu)

Từ bức tượng cô gái và đàn hạc, AI đã phục dựng thành một người phụ nữ vô cùng quyến rũ.

4. Bức tượng của Gaetano Motelli

Dùng AI vẽ lại chân dung thần Vệ Nữ, vua David và cái kết khiến hậu thế “ám ảnh” - Ảnh 7.

Bức tượng “Cô dâu sợ những bài hát” là một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của Gaetano Motelli. (Ảnh: Sohu)

Gaetano Moteli là một nghệ sĩ điêu khắc người Ý thuộc thế kỷ 19. Ông sinh năm 1806. Ông qua đời vào năm 1858. Các tác phẩm của ông thường được bán đấu giá nhiều lần với mức giá dao động từ 17.000 USD đến 58.000 USD tùy thuộc vào kích thước và chất liệu.

Dùng AI vẽ lại chân dung thần Vệ Nữ, vua David và cái kết khiến hậu thế “ám ảnh” - Ảnh 8.

AI khôi phục gương mặt của cô gái vô cùng sống động và tự nhiên. (Ảnh: Sohu)

Bức tượng “Cô dâu sợ những bài hát” là một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của Gaetano Motelli. Các chuyên gia đã lựa chọn bức tượng này để yêu cầu AI khôi phục gương mặt của cô dâu được tạc tượng. Và AI quả thực đã không là chúng ta thất vọng, bức chân dung của cô gái vô cùng sống động. Nàng không giống đang sợ hãi mà dường như đang chìm đắm vào những giai điệu. Dù đang nhắm mắt nhưng chúng ta vẫn thấy được nàng có nét đẹp vô cùng ngây thơ và trong trắng như một thiên thần.

5. Tượng của Antonio Tantardini

Dùng AI vẽ lại chân dung thần Vệ Nữ, vua David và cái kết khiến hậu thế “ám ảnh” - Ảnh 9.

Bức tượng “Người phụ nữ bán thân” do Antonio Tantardini tạc đã nhận được nhiều lời khen ngợi và công nhận. (Ảnh: Sohu)

Antonio Tantardini là một nhà điêu khắc nổi tiếng của Ý. Ông qua đời khi mới 50 tuổi, sự ra đi của ông đã khiến nhiều người tiếc nuối. Trong số các tác phẩm của ông, bức tượng “Người phụ nữ bán thân” đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi và công nhận.

Dùng AI vẽ lại chân dung thần Vệ Nữ, vua David và cái kết khiến hậu thế “ám ảnh” - Ảnh 10.

Người phụ nữ trong ảnh được AI tái tạo với một vẻ đẹp thanh sơ, dịu dàng. (Ảnh: Sohu)

Các chuyên gia đã nhờ AI phục dựng các đường nét trên khuôn mặt bức tượng của Antonio Tantardini và kết quả nhận được thật bất ngờ. Người phụ nữ trong ảnh được AI tái tạo trông rất tự nhiên và xinh đẹp. Ở nàng có một vẻ đẹp thanh sơ, dịu nhẹ mà khi nhìn vào chúng ta cảm thấy vô cùng dễ chịu và yên bình.

Rất nhiều người sau khi chiêm ngưỡng những bức ảnh chân dung do AI phục dựng đã nói rằng đây quả thực là những vẻ đẹp “ám ảnh”, tức là đẹp tới nỗi không thể ngừng ngắm nghía. Vậy bạn thì sao, khi nhìn chúng, các bạn cảm thấy những bức tượng sau khi được AI “thổi hồn” vào trông thế nào?

Theo Nguyệt Phạm

Phụ nữ mói

Trở lên trên