MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đừng đánh giá thấp những người biết tiết kiệm tiền, bậc thầy quản lí tài chính luôn học hỏi từ cấp độ này...

11-09-2021 - 19:02 PM | Sống

Trong kinh tế học, đầu tư có liên quan đến tiết kiệm tiền và trì hoãn tiêu thụ. Còn đầu cơ là việc mua một tài sản với hy vọng rằng nó sẽ trở nên có giá trị hơn trong tương lai gần. Nhưng khi bạn tự mãn, chọn lựa cách đi đường tắt, xem trọng đầu cơ hơn đầu tư, bạn rất dễ rơi vào cái bẫy của thị trường, thua thảm hại mà không có đường lui.

Trong những năm gần đây, "tự do tài chính" luôn là cụm từ mà giới trẻ hướng đến. Vậy làm thế nào để có thể đạt được tự do tài chính?

Có người đã đưa ra công thức tính như sau:

Tự do tài chính = tổng chi tiêu của thu nhập đầu tư ròng.

Khi tỷ lệ này đạt 100% thì xin chúc mừng bạn, bạn đã thực sự đạt được tự do tài chính.

Trên thực tế, người thông minh sẽ luôn quản lý tài chính song hành cùng quản lý cuộc sống cá nhân.

Đây là một chuyện không hề dễ dàng chút nào, thế nên muốn mọi thứ suôn sẻ hơn, có vài điều bạn nhất định phải biết:

Đừng đánh giá thấp những người biết tiết kiệm tiền, bậc thầy quản lí tài chính luôn học hỏi từ cấp độ này... - Ảnh 1.

1. Cuộc sống cũng giống như việc quản lí tiền bạc, nên có mục tiêu rõ ràng

Đối với bất kì lĩnh vực mới nào, khi chúng ta muốn bắt đầu, trước tiên phải hiểu rõ chính mình. "Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng."

Quản lý tài chính cũng như vậy, mỗi người đều chỉ có thể kiếm tiền trong tầm hiểu biết. Nếu không có năng lực để giữ, thì sớm muộn số tiền từ may mắn có được cũng sẽ xài hết.

Tinh thần quyết định sự thành bại. Chúng ta luôn dành nhiều thời gian để lựa chọn kiểu dáng quần áo, nhưng lại quên mất lựa chọn thứ phù hợp với bản thân mình.

Mục tiêu của chúng ta là gì?

Dù là quản lý tài chính hay cuộc sống đều cần có mục tiêu nhất định. Với mục tiêu định sẵn, chúng ta có thể đi đúng hướng và làm việc chăm chỉ hơn.

Đừng đánh giá thấp những người biết tiết kiệm tiền, bậc thầy quản lí tài chính luôn học hỏi từ cấp độ này... - Ảnh 2.

2. Coi trọng đầu tư, đừng coi trọng đầu cơ

Trong cuốn sách của Phùng Luân có viết: "Tiền có chân, và tiền chạy không ngừng, chạy đến nơi mà nó muốn."

Matsuura Yataro cũng từng nói: "Hãy suy nghĩ như một người giàu có, và bạn sẽ trở thành người có tiền."

Ai cũng muốn giàu có, nhưng tiềm thức của chúng ta luôn có những nỗi sợ, bất an, thiếu tự tin ngăn chặn chúng ta đến với cơ hội kiếm tiền.

Nói một cách đơn giản, ý thức về việc kiếm tiền của bạn chưa đủ mạnh. Thế nên, nếu muốn trở thành một nhà quản lý tài chính xuất sắc, bạn phải luôn duy trì nhận thức về tài chính.

Nên nhớ, quản lý tài chính không phải để của cải tăng thêm theo cấp số nhân, mà để mang lại hạnh phúc, sự hài lòng cho con người.

Trong quyển sách "Người giàu ở Babylon", nhân vật chính Bashir vì nợ tiền nên đã đến nhà người bạn thân để vay mượn.

Người bạn này là một doanh nhân thành công, anh ta đã đồng ý giúp đỡ ngay. Nhưng trước khi đưa tiền cho Bashir, người bạn đã chân thành đề nghị một việc...

Ba năm sau, Bashir cuối cùng cũng trả xong nợ, còn tiết kiệm được một khoản tiền, cùng gia đình trôi qua những ngày hạnh phúc.

Đề nghị lúc trước chính là:

Sau khi có tiền, hàng tháng hãy dùng 10% thu nhập tiết kiệm, 70% chi tiêu trong nhà, 20% đem trả nợ.

Qua mẩu chuyện nhỏ trên, tác giả muốn nhắn nhủ đến chúng ta một điều rằng: Đã là nhà đầu tư, thì đừng biến tiền lớn thành tiền nhỏ, mà nên học cách nhanh chóng thay đổi, biến một số tiền nhỏ thành số tiền lớn.

Muốn kinh doanh, thì nên thông qua kiến thức và kinh nghiệm thực tế, lấy tín nhiệm từ khách hàng. Tiết kiệm và chi tiêu hợp lý, đừng vì đầu cơ trục lợi mà tự hủy đi con đường tương lai phía trước.

Trong kinh tế học, đầu tư có liên quan đến tiết kiệm và trì hoãn tiêu thụ. Còn đầu cơ là việc mua một tài sản với hy vọng rằng nó sẽ trở nên có giá trị hơn trong tương lai gần.

Nhưng khi bạn tự mãn, chọn lựa cách đi đường tắt, xem trọng đầu cơ hơn đầu tư, bạn rất dễ rơi vào cái bẫy của thị trường, thua thảm hại mà không có đường lui.

Rất khó để giàu nhanh hay nổi tiếng liền trong một sớm một chiều. Nên đừng dễ dàng bị "đường tắt" cám dỗ.

Đừng đánh giá thấp những người biết tiết kiệm tiền, bậc thầy quản lí tài chính luôn học hỏi từ cấp độ này... - Ảnh 3.

3. Muốn đầu tư tài chính hiệu quả, trước đầu tư chính mình

Trong quyển sách "Tạo dựng sự giàu có kì lạ", tác giả cho rằng:

"Người trẻ nên dành ra ít nhất một nửa số tiền để đầu tư cho bản thân."

Đầu tư vào bản thân được xem là cách quản lý tài chính hiệu quả nhất. Khi chúng ta học được kĩ năng mới, những thứ này sẽ mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội hơn ở nơi làm việc.

Và cuối cùng, chúng sẽ biến thành tài sản cá nhân!

Tất nhiên, nhắc đến đầu tư vào bản thân không chỉ có đầu tư chuyên môn, mà còn có ngoại hình, óc sáng tạo, và quan trọng nhất là sức khỏe!

Ai cũng biết cuộc sống là chặng đường đua, nhưng lại hiếm người để ý đến thể lực mà chỉ lo nhìn đối thủ đã về đích trước hay chưa.

Có một câu nói rất hay: "Hoạt động dẫn đến sức bền, và hạnh phúc dẫn đến tuổi thọ."

Sức khỏe tốt sẽ giúp chúng ta kiếm lợi được cả đời.

Chúng ta luôn phải nỗ lực kiếm tiền, nhưng đồng thời nên nhớ, tiền không phải là tất cả trong cuộc đời chúng ta.

Thế nên, hãy có cách quản lý tiền bạc và cuộc sống sao cho hiệu quả!

Theo Empathy

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Trở lên trên