MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đừng để tấm lòng của bạn bị lợi dụng

14-05-2016 - 11:16 AM | Xã hội

Một số người, tổ chức đang lợi dụng tình cảm, nỗi lo của người dân để phục vụ cho động cơ bất chính.

Luật Biểu tình là vì lợi ích nhân dân Vì sao Luật Biểu tình, luật về hội chưa xong? Bộ Công an lên tiếng về việc lùi Luật Biểu tình Thủ tướng tiếp tục xin lùi dự án Luật Biểu tình

Hai Chủ nhật vừa qua, sau vụ cá chết ở một số tỉnh ven biển miền Trung, nhiều người tụ tập để biểu thị thái độ, mong mỏi của mình. Người ta bực bội và mong muốn sự minh bạch khi thông tin từ một số bộ, ngành trung ương và chính quyền ở một số địa phương không nhất quán, tạo ra những ngờ vực.

Nhưng mọi chuyện không chỉ như thế. Ngoài những người tham gia tụ tập, nói lên tiếng nói vì nỗi lo, vì trách nhiệm thì cũng đang có nhiều kẻ lợi dụng điều đó cho những mục đích xấu.

Luật pháp Việt Nam đã quy định rõ, những ai lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của người khác, các lợi ích của cộng đồng là vi phạm pháp luật. Việc nhiều người dân bày tỏ nguyện vọng của mình, mong Nhà nước sớm công bố nguyên nhân thực sự của cá chết là một nguyện vọng chính đáng. Những ai lợi dụng những sự quan tâm của người dân để phục vụ cho các ý đồ không chính đáng của mình thì đó chính là sự xâm phạm bất chính.

Trong hai cuộc tụ tập trên đây, có những tổ chức, những nhóm người đã lợi dụng để phục vụ cho lợi ích bất chính của họ, hô hào, kích động gây chia rẽ, lôi kéo...

Trong khi Nhà nước đang nỗ lực làm rõ nguyên nhân cá chết và đưa ra giải pháp khắc phục thì họ sẵn sàng kích động. Họ lái mục tiêu của các cuộc tụ tập sang những yêu sách chính trị, chống phá Nhà nước, phục vụ cho những toan tính lợi ích cá nhân được bao bọc bởi cái vỏ “vì cộng đồng, vì tương lai dân tộc”.

Một bạn đọc hôm qua gọi đến cho chúng tôi bảo rằng: “Em muốn kết hợp với một đơn vị để mua cá chết ở miền Trung mang đi tiêu hủy. Tụi em muốn giúp dân mình một cách thiệt lòng. Anh coi có cách nào để liên hệ các địa phương để giúp tụi em với”. Mong ước ấy thật đáng quý, thật thiết thực, biểu thị rõ nét trách nhiệm và chia sẻ.

Chúng ta ai cũng lo cho môi trường, cho tương lai của chính mình và cộng đồng, nóng lòng vì những gì đã diễn ra. Ai cũng mong mỏi Nhà nước nhanh chóng có kết luận chính xác và công bố nguyên nhân thực sự của cá chết và xử lý. Nhưng chúng ta không thể làm thay Nhà nước được, bản thân Nhà nước cũng không thể vì sự thúc giục của chúng ta mà sai sót trong quá trình tìm ra nguyên nhân cuối cùng.

Mong rằng với chức trách của mình, Nhà nước cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân cá chết như cam kết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và có những hành động cụ thể bảo vệ môi trường, bảo vệ tương lai của con em chúng ta. Còn với tư cách công dân, mỗi người nên chọn thái độ đồng hành cùng Nhà nước bằng những hành động thiết thực, trách nhiệm nhất với bản thân mình và đồng bào mình!

Đời sống chúng tôi bị ảnh hưởng

Theo nhiều người dân, việc tụ tập đông người ở một số tuyến đường trung tâm TP.HCM vừa qua đã ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của họ.

Chủ nhật vừa rồi, nhiều người tập trung ở một số tuyến đường trung tâm TP.HCM, chính quyền lo ngại có thể xảy ra những chuyện không hay nên đã yêu cầu những nhà hàng trên đường Hàn Thuyên tạm ngừng kinh doanh từ sáng đến 12 giờ trưa. Như vậy, rõ ràng là doanh thu, cuộc sống của những người kinh doanh ở đây bị ảnh hưởng.

Theo tôi, mỗi người đừng vì muốn thể hiện tự do của mình mà làm ảnh hưởng đến tự do của người khác; có thể anh nêu ý kiến, quan điểm của anh nhưng anh đừng để ảnh hưởng đến quyền lợi người khác. Những ngày như vậy không chỉ hoạt động kinh doanh mà giao thông đi lại cũng ách tắc vì những tuyến đường bị cấm, khách không vào được, những người khác thì ảnh hưởng công việc vì phải chờ đợi.

Tôi thì làm bảo vệ tính theo giờ, nếu quán không bán được thì tôi cũng không có tiền, không bán được từ 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa là tôi mất lương năm tiếng đồng hồ. Tôi không ủng hộ việc tụ tập đông người như vậy.

Ông NGÔ VĂN BÌNH, bảo vệ nhà hàng trên đường Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, quận 1

Vì lý do an ninh nên khi người dân tập trung đông, chính quyền yêu cầu các hàng quán trên tuyến đường đó đóng cửa hết. Điều này khiến các quán ăn mất doanh thu vì nhiều khi khách hàng đã đặt bàn trước, đến khi cận ngày công an mới báo, quán phải hồi khách lại. Trong khi mặt bằng ở đây một tháng là cả tiền tỉ, quán cà phê nhỏ thôi nhưng một ngày đã trên 20 triệu đồng tiền mặt bằng, chưa kể tiền điện nước, nhân viên…

Anh NGUYỄN VĂN LONG, 32 tuổi,

quê Quảng Ngãi là nhân viên bảo vệ ở đường Nguyễn Du

(gần ngay nhà thờ Đức Bà)

Những hôm đó xung quanh đều hạn chế người ra vào nên không buôn bán gì được, khách du lịch, vãng lai đều không có. Nếu không ngăn đường vì tụ tập thì khách du lịch có thể đi qua lại, người ta dừng mua nước, mua thiệp…
Những hôm đó xung quanh đều hạn chế người ra vào nên không buôn bán gì được, khách du lịch, vãng lai đều không có. Nếu không ngăn đường vì tụ tập thì khách du lịch có thể đi qua lại, người ta dừng mua nước, mua thiệp…

VÕ THỊ PHÚC, 53 tuổi, quận 1

Hai con tôi một đứa đi phụ quán nhậu, một đứa đi làm xiếc thổi lửa, vợ tôi bị ốm nên buôn bán không được, rất khó khăn. Nếu không có chuyện tụ tập đông người lộn xộn như vậy thì những ngày như thứ Bảy, Chủ nhật ở đây bán cũng đỡ lắm. Từ sáng cho đến 1-2 giờ sáng hôm sau vẫn còn bán được vì đông khách đi nghỉ lễ, người qua lại, vãng lai. Nếu người ta cứ tiếp tục tụ tập như thế này thì đúng là mệt mỏi.

Anh ĐINH HỒ NGỌC THANH (43 tuổi, còn gọi là Thiện), đẩy xe bán nước gần cổng Bưu điện TP

Theo Lê Nguyễn

Pháp luật TPHCM

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên