MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dùng lá đu đủ chữa ung thư: Bác sĩ Việt Nam kể chuyện có thật

04-08-2016 - 08:00 AM | Sống

Câu chuyện lá đu đủ trị được bệnh ung thư đã tốn không ít giấy mực của báo giới cũng như gây ra nhiều tranh luận gay gắt của giới bác sĩ và ngay cả người nhà bệnh nhân.

Bài thuốc từ 50 năm

Chị Nguyễn Thị Liễu trú tại Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội tâm sự cách đây hơn 20 năm lúc đó bố chị bị ung thư phổi phải điều trị ở Bệnh viện Lao – Phổi Trung ương nay là Bệnh viện Phổi trung ương, Hà Nội.

Lúc ấy, bác sĩ đã khuyên gia đình chị Liễu có thể kết hợp sắc nước lá đu đủ để cho bố chị uống thêm vì ở thời điểm đó có những người bị ung thư uống nước lá đu đủ hiệu nghiệm.

Chị Liễu và gia đình cũng tìm mua lá đu đủ vế sắc cho bố chị uống. Tuy nhiên, lúc đó bệnh đã ở giai đoạn cuối nên bác sĩ từ chối điều trị. Gia đình đưa ông cụ về quê và chỉ vài tháng sau bố chị qua đời.

Tuy nhiên, chị Liễu cho biết có người điều trị ung thư phổi cùng bố chị ở thời đó uống cả nước lá đu đủ sắc vẫn khỏe đến tận bây giờ. Đây thực sự là kỳ tích và chắc chắn có sự trợ giúp của lá đu đủ.

Rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng lá đu đủ, như trường hợp của anh Trần Văn Thắng trú tại Phú Xuyên, Hà Nội bị ung thư dạ dày.

Anh Thắng kể anh đã dùng nước đu đủ uống nhưng vì bác sĩ mắng nên anh phải uống giấu giếm nhưng cùng điều trị với anh ở bệnh viện K cách đây 4 năm hầu như đã qua đời hết.

Hiện nay, rất nhiều người khẳng định khi bị ung thư, họ điều trị hóa chất và kết hợp với uống lá đu đủ bệnh tiến triển tốt, khỏe mạnh và sống không bệnh hàng chục năm nay.

Bài thuốc dùng lá đu đủ để điều trị ung thư được dịch từ một bài báo nước ngoài nói về một người Úc tên là Stan Sheldon bị bệnh ung thư phổi trầm trọng (năm 1962), các bác sĩ kết luận ông không thể sống được nữa.

Nhưng ông đã được một thổ dân Australia tiết lộ phương thuốc cổ truyền của họ là dùng lá đu đủ sắc nước uống.

Ông Stan Sheldon uống liên tục trong 2 tháng thì phổi trong trở lại, sức khỏe bình phục. Sau đó ông đã chỉ cách chữa cho 16 người mắc một số bệnh ung thư khác nhau và họ đã khỏi hoàn toàn.

Thông tin về bài thuốc này đã lan truyền nhanh chóng đến Việt Nam nhưng sau đó nhanh chóng rơi vào quên lãng, không có bất cứ công trình nào nghiên cứu, công bố thêm về bài thuốc bí truyền này.

Từng thu gom về sắc cho bệnh nhân

TS Hoàng Đình Chân – Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt tâm sự, cách đây hơn gần 40 năm, ông đã chứng kiến một bệnh nhân bị ung thư phổi.

Bệnh nhân là em trai của một nhà báo. Khi đưa bệnh nhân đến gặp TS Chân, vị nhà báo này đã đưa ra bài báo viết về tác dụng của cây đu đủ trên trong điều trị ung thư.

Lúc ấy, phẫu thuật xong cho người bệnh, bác sĩ Chân cũng nghĩ cứ thử uống không độc hại thì chẳng sao. Và sau đó người bệnh nhân này về uống lá đu đủ sắc nước và đến tận nay anh ta vẫn khỏe mạnh, có cháu nội, cháu ngoại cả.

TS Chân cho biết lá đu đủ trong điều trị ung thư vẫn chưa được nghiên cứu. Theo phỏng đoán của TS Chân có thể người thổ dân úc kia sử dụng lá đu đủ thân cứng.

Là loại cây đu đủ sinh sống ở vùng Nam Mỹ rất nhiều chứ đu đủ của Việt Nam là đu đủ thân mềm.

Việc lấy lá đu đủ sắc uống cách đây hơn 20 năm Bệnh viện Lao – Phổi Trung ương lúc ấy cũng đã thu gom lá đu đủ cho bệnh nhân uống nhưng hầu như không có tác dụng.

Câu chuyện lá đu đủ trong điều trị ung thư từ đó đến nay cứ chìm rồi lại nổi.

Theo TS Chân, lá đu đủ về cơ bản lành tính nếu bệnh nhân kết hợp để uống cũng chấp nhận được vì có người hợp, có người không.

Hiện nay, y học hiện đại chỉ công nhận 4 phương pháp điều trị ung thư là phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và điều trị miễn dịch.

Điều trị miễn dịch chính là ăn uống, tâm lý nâng cao thể trạng của người bệnh để họ có hệ miễn dịch tốt chống lại tế bào ác tính của ung thư nhân rộng.

Với việc sắc nước lá đu đủ uống họ thỏa mãn về tâm lý cũng như một cách tăng miễn dịch cơ thể.

Bệnh ung thư có từ hàng nghìn năm nay và những cây được đồn thổi điều trị bệnh ung thư như Xáo tam phân, cần sa, cây xạ đen, cây bồ công anh… hay bất cứ cây nào nó cũng có thể có tác dụng ít nhiều với bệnh nhân.

Bản thân những loại cây này sẽ giúp bệnh nhân có hệ miễn dịch tốt hơn.

Theo Tiểu Nhã

Trí thức trẻ/Sohanews

Trở lên trên