MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đừng lướt điện thoại rồi ép con mình đọc sách

08-11-2022 - 14:35 PM | Sống

Sai lầm lớn của nhiều phụ huynh là họ luôn nghiêm khắc với con cái, nhưng lại nuông chiều bản thân mình. Những phụ huynh này không biết rằng cách sống của họ ở nhà sẽ quyết định đến tương lai con trẻ khi chúng nhìn vào tấm gương của cha mẹ.

Phụ huynh bận rộn với điện thoại nhưng tìm mọi cách để ép con họ đọc sách

Khi được hỏi "Bố mẹ em làm gì đầu tiên khi trở về nhà?", 2 học sinh tiểu học ngay lập tức trả lời: "Bố mẹ em luôn dùng điện thoại khi vừa về nhà, ngay cả khi ăn, khi đi vệ sinh và lúc đi ngủ, bố mẹ vẫn nghe nhạc và lướt video...".

Một giáo viên từng kể lại rằng trong lớp có một học sinh kém tiếng Trung nên cô yêu cầu học sinh này đọc sách nhiều hơn. Cô giáo cũng gợi ý một vài cuốn sách nhưng sau một học kỳ, điểm số của bạn học sinh vẫn không cao lên chút nào. Học sinh này cho biết ở nhà bố mẹ luôn chăm chăm lướt điện thoại và chỉ biết ép bạn học.

Cô giáo liền gọi cho phụ huynh để thông báo tình hình, đồng thời nhẹ nhàng gợi ý bố mẹ nên đọc sách nhiều hơn với con mình. Nhưng giáo viên nhận lại phản ứng khiến cô bất ngờ: "Chúng tôi rất bận, không có thời gian làm vậy".

Đừng lướt điện thoại rồi ép con mình đọc sách - Ảnh 1.

Giáo sư Li Meijin từng nói, gốc rễ của một đứa trẻ nằm ở cha mẹ, và vấn đề của đứa trẻ thực chất là vấn đề của gia đình. Nhiều người luôn phàn nàn trẻ em "không vâng lời, không thích học và chỉ ham vui", nhưng họ quên rằng những thiếu sót của trẻ em chỉ là sự phản ánh các vấn đề của cha mẹ.

Một cậu bé 11 tuổi ở tỉnh Chiết Giang bỏ nhà ra đi vì cơn giận của bố mình. Vì bố cậu chỉ lướt Douyin mỗi ngày hoặc chơi game và luôn nói không có thời gian để chơi cùng cậu bé. Nhưng khi cậu muốn chơi điện thoại, bố cậu không cho phép và nói sẽ đánh cậu.

Điều sợ nhất của giáo dục là cha mẹ ngày nào chìm đắm vào thế giới giải trí nhưng yêu cầu con cái chăm chỉ học hành. Nhiều bậc cha mẹ cũng nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách, nhưng không thể tự mình làm được.

Muốn nuôi dạy "con nhà người ta", trước hết phải học cách trở thành "bố mẹ nhà người ta"

Nghệ sĩ trẻ Liu Yang từng có thời gian làm giáo viên tiếng Anh. Anh kể lại câu chuyện về một học sinh không nghiêm túc trong lớp học, luôn vùi đầu xuống bàn và làm việc riêng. Trong buổi họp phụ huynh sau đó, ngay khi vừa bước vào lớp, Yang nhận ra ngay ai là phụ huynh học sinh này. Vì người này cũng cúi thấp đầu và dùng điện thoại y như cách con họ vẫn làm.

Cha mẹ là cô giáo, thầy giáo và gia đình là lớp học đầu tiên của con. Khi mới lớn, trẻ em rất giỏi quan sát. Chúng sẽ nhìn những lời nói và hành động của cha mẹ mình, cách làm việc và thói quen sống, và sau đó từ từ khắc sâu vào hành vi của chính trẻ.

Đừng lướt điện thoại rồi ép con mình đọc sách - Ảnh 2.

Nếu nhìn vào cha mẹ của những đứa trẻ ngoan và hỏi họ cách giáo dục con cái, những người này thường trả lời: "Thật ra, chúng tôi không làm gì cả, tất cả tùy thuộc vào ý thức của trẻ".

Sự thật là những cha mẹ này không áp đặt lên con mình, mà quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của chính bản thân họ, để làm gương cho các con. Chính vì vậy, nếu bạn muốn nuôi dạy "con nhà người ta", trước hết bạn phải học cách trở thành "bố mẹ nhà người ta". Muốn nuôi dạy một đứa trẻ ham học thì trước hết bạn phải là một bậc cha mẹ ham học. Bởi vì đứa trẻ có thể không trưởng thành như bạn mong đợi, nhưng chắc chắn sẽ càng lớn càng giống bạn.

Cha mẹ nghiêm khắc với bản thân cũng là tốt cho chính con mình

Yi Ge, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Bắc Kinh, từng là một người nghiện game. Điểm số của anh tụt dốc không phanh vì suốt ngày chỉ đắm chìm trong thế giới ảo. Cha anh không mắng mỏ hay đánh đập, nhưng đã làm 3 việc thay đổi cuộc đời con mình và giúp anh đạt được thành công như hiện tại:

Đầu tiên, nghiêm khắc với bản thân và sử dụng ví dụ thay vì lời nói. Để con trai 'cai' được game, người cha đã kéo cả gia đình cắt Internet và TV, con trai làm bài tập, cha đọc sách.

Thứ hai, thể hiện sự quan tâm thay vì thuyết giảng bài học. Cha Yi Ge biết con trai chịu nhiều áp lực học hành nên đã giúp anh điều chỉnh việc học một cách kiên nhẫn, đồng thời cùng con trai đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống.

Thứ ba, không ngừng học hỏi và chăm chỉ trau dồi bản thân. Người cha không ép Yi Ge học một cách mù quáng mà chọn cách tự mình hoàn thiện bản thân, học cách giáo dục và hướng dẫn con đúng đắn, đồng thời tạo thói quen chia sẻ những điều đã học với con trước khi đi ngủ mỗi ngày.

Đừng lướt điện thoại rồi ép con mình đọc sách - Ảnh 3.

Nhà văn Liu Na từng nói: "Cái gọi là kỷ luật trước hết là quản lý bản thân, sau đó mới quản lý người khác. Giáo dục không thể được rút lại và bắt đầu lại. Nếu hôm nay bạn cảm thấy phiền phức và muốn lười biếng thì ngày mai bạn cũng sẽ nhận lại chính đứa trẻ lười biếng và thiếu động lực. Muốn nuôi con khôn lớn hãy bắt đầu ngay từ khi bước chân vào nhà: Tắt điện thoại, cầm sách lên, đồng hành với con bằng cả trái tim".

Hồng Nhung

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên