Đừng nghĩ chỉ tiết kiệm mới làm bạn thoát nghèo, đây mới là 5 thói quen cần duy trì để dư được 100 triệu đầu tiên ở 2024
Sẽ thật khó duy trì thói quen tiết kiệm nếu bạn chỉ coi chúng là việc “nên làm”.
- 31-12-20231 loại nước thay thế cà phê, giúp hạ đường huyết, “thần dược” của người giảm cân: Rất sẵn ở chợ Việt
- 29-12-2023Giáo sư nổi tiếng tuyên bố: Trẻ có EQ thấp thường lớn lên trong 3 kiểu gia đình này, bố mẹ cần sớm thay đổi
- 28-12-2023Có 2 con trai, cụ ông 65 vẫn chấp nhận bỏ 3 tỷ đồng xây nhà sống một mình năm cuối đời
Giữa những dự đoán kinh tế 2024 vẫn còn nhiều suy thoái thì khi nhắc đến quản lý tài chính trong năm tới, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các bước khó khăn nhưng cần thiết. Đó là kiềm chế chi tiêu, giảm nợ và tiết kiệm nhiều hơn.
Những mục tiêu này rất tốt. Song đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao chúng vẫn chỉ nằm trên kế hoạch mà chưa biến thành hiện thực? Nếu các quyết tâm về tiền bạc chỉ là 1 danh sách dài công việc mà bạn biết mình “lẽ ra” phải làm nhưng lại chưa làm, có thể bạn sẽ tiếp tục gặp thất bại trong quản lý túi tiền ở năm 2024.
Thật khó để có động lực làm bất cứ điều gì khi bạn chỉ coi đó là việc “nên làm”. Vậy nên, để tiết kiệm chi tiêu bền vững, bạn nên tìm thấy những điều khiến mình thấy hài lòng và an toàn, sau đó mới tìm cách sử dụng tiền để nuôi dưỡng cảm xúc đó.
Sâu xa hơn, đó là cách bạn xây dựng mối quan hệ lành mạnh với tiền bạc. Và dưới đây là 5 cách giúp bạn đạt được điều này.
1. Chi tiêu theo cách phù hợp với bạn chứ không phải kỳ vọng của người khác
Mối quan hệ lành mạnh với tiền bạc không chỉ đến từ việc chúng tạo ra cảm giác an toàn trong chi tiêu hàng ngày. Hạnh phúc tài chính còn là chuyện được sử dụng tiền theo ý muốn cá nhân.
Vì vậy, hãy thường xuyên xem lại tiền của bạn đi đâu. Nó có phản ánh những gì bạn thực sự muốn? Hay bạn đang dành một phần số tiền đó để sống theo những tiêu chuẩn và mong đợi do cha mẹ, xã hội đặt ra?
Ví dụ, bạn có thể đang sở hữu một căn nhà lớn và đắt tiền hơn mức bạn cần. Hoặc bạn đang chạy theo xu hướng mua thương hiệu đắt tiền vì tâm lý FOMO. Trường hợp khác, có thể bạn đã chi quá nhiều cho việc học của con. Tuy nhiên, chúng không thật sự mang lại ý nghĩa cho trẻ và khiến bạn càng căng thẳng về tài chính.
Ashley Agnew (Chủ tịch Hiệp hội Trị liệu Tài chính và Giám đốc phát triển mối quan hệ của Centerpoint Advisors) nhận định: “Chúng ta đang đang sống trong một thế giới của sự so sánh. Và sẽ thật khó khăn nếu cứ sống theo tiêu chuẩn tài chính của người khác".
2. Dùng tiền để mua thời gian cho bản thân
Sự hạnh phúc về mặt tài chính còn liên quan đến cách bạn phân bổ số tiền đang có để phục vụ nhu cầu cá nhân tốt hơn.
Trong nhiều trường hợp, không phải cứ tiết kiệm tiền là tốt. Có một thứ còn đắt hơn tiền bạc, đó chính là thời gian. Thời gian là nguồn lực hạn chế nhất của con người. Bạn có thể dùng tiền để mua lại một ít thời gian, từ đó cho phép mình tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất.
Chẳng hạn nếu bạn đang đảm nhận công việc dọn dẹp và nấu ăn. Nếu chúng chiếm phần lớn thời gian rảnh, khiến bạn không thể chăm sóc cho bản thân, hãy cân nhắc chi tiền mua đồ ăn sẵn hoặc thuê người giúp việc.
Đừng cố gắng ôm đồm tất cả mọi thứ mà hãy cho phép mình dùng tiền mua lại sự thoải mái.
3. Đừng nhầm lẫn những gì bạn đang mua với hạnh phúc
Tiền được ví như công cụ giúp nhiều người thoát khỏi đau khổ khi cân nhắc các lựa chọn chi tiêu. Tuy nhiên, ngoài việc giúp bạn trang trải nhu cầu của cuộc sống, nó không phải “cây đũa thần" có thể mang lại cho bạn hạnh phúc từ sâu bên trong.
Nguyên tắc này đáng được ghi nhớ vào mỗi lần bạn dự định mua sắm, đặc biệt là món đồ có giá trị lớn. Ví dụ, bạn mua một chiếc xe máy vì nhu cầu cá nhân hay chỉ đơn giản là chúng mang lại sự hạnh phúc. Nếu là vế sau, bạn cần suy nghĩ kỹ hơn vì giá trị vật chất có thể không mang lại cảm giác thoải mái lâu bền.
4. Dám đối mặt với các mục tiêu tài chính cần hoàn thành trong năm 2024
Về cơ bản, sự an tâm tài chính đến từ việc bạn có thể dùng tiền để hoàn thành hết các mục tiêu. Đầu năm là thời điểm lý tưởng để mỗi người lên kế hoạch về các dự định trong năm mới.
Ngoài việc xem xét các chi phí hàng tháng của bạn (tiền thực phẩm, nhà ở, dùng tiện ích, chăm sóc sức khỏe, thanh toán nợ, trả khoản đăng ký điện thoại và chương trình truyền hình…), thì cần vạch ra những chi phí phát sinh như sinh nhật, đám cưới, đi du lịch…
Làm như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng biết được mình thực sự đang chi bao nhiêu tiền, các khoản nào có thể cắt giảm được. Song song, bạn cần xác định ngân sách cho các mục tiêu tài chính bắt buộc phải hoàn thành trong năm 2024 như đóng bảo hiểm nhân thọ, chi tiền học cho con….
Ngoài những khoản chi tiêu cơ bản, đừng quên trích ra một khoản tiền tiết kiệm nhỏ cho tình huống ngoài ý muốn. Một khoản tiền dự phòng sẽ không chiếm phần lớn trong thu nhập, thế nhưng đừng bỏ sót nếu muốn quản lý tài chính hiệu quả.
5. Tìm kiếm sự tích cực trong mối quan hệ với tiền bạc
Chuyên gia tài chính Ashley Agnew chia sẻ thêm: “Tiền chỉ làm theo những gì bạn bảo nó phải làm".
Do đó, bạn cần suy nghĩ thêm rằng tiền đóng vai trò nào trong cuộc sống cá nhân? Bạn muốn làm việc cật lực, kiếm được món tiền lớn rồi sau đó tiêu xài thỏa thích cho các cuộc vui, hàng hiệu đắt đỏ. Hay bạn chỉ muốn đạt mức thu nhập đủ sống, nhưng có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Mỗi nhu cầu về tiền đều có thể dẫn đến các con đường và quyết định khác nhau.
Tuy nhiên, dù thế nào, cần nhớ rằng bạn không cần dư dả vật chất mới có được hạnh phúc và sự thỏa mãn. Một gợi ý để bạn tìm thấy sự tích cực trong mối quan hệ với tiền là duy trì đọc cuốn sách, xem các chương trình về quản lý tài chính. Nhờ đó bạn có thể có cái nhìn khác về tiền bạc và cách kiếm tiền, cũng như vai trò của chúng trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Theo CNN
Phụ nữ mới