Đừng sợ bị tụt lại phía sau, hãy sợ rằng chính mình đang không cất bước đi: 5 lý do này sẽ khiến bạn phải dừng "dậm chân tại chỗ"
Muốn bắt đầu làm một điều gì đó, thay vì trở thành người vô dụng, hãy cố gắng trở thành một người chủ động - trong chính cuộc đời của bạn!
- 08-04-2019Không tiền, không quan hệ nhưng vẫn muốn thành công? Chỉ cần kiên trì làm 3 việc dưới đây, mọi thứ sẽ luôn nằm trong tầm kiểm soát của bạn
- 08-04-2019Mỗi người có khoảng 27.000 ngày để sống, thời gian còn lại của bạn là bao nhiêu?: Hạnh phúc hay không là do mình, đừng chờ nghỉ hưu rồi mới dám ước mơ!
- 08-04-2019Nước sâu thì chảy chậm, nói thận trọng mới là người khôn ngoan: 12 điều quyết định thành - bại trong đời nhờ bản lĩnh uốn lưỡi, đừng quên "miệng vàng lời ngọc"
Câu chuyện của Rachel Blot, một nhà văn, người kể chuyện trên tạp chí Medium.
Một ngày nọ, khi tôi đang xem tạp chí Quora của Pháp, tôi bắt gặp một câu hỏi thú vị: Làm thế nào mà từ một sinh viên điểm A nhưng dần dần lại bị tụt lại phía sau thành sinh viên điểm C?
Một số câu trả lời cho biết mặc dù bị tụt xuống thành sinh viên trung bình nhưng họ lại trở nên thành công khi làm những gì họ yêu thích. Những người khác lại giải thích rằng có thể họ đã lưỡng lự vì ngành học của mình trong thời gian học đại học và dành những năm sau đó để cố gắng tìm kiếm nguyện vọng thực sự của mình. Và đôi khi nó là sự pha trộn của cả hai.
Tôi thấy mình là một trong những kịch bản này. Có lẽ bạn cũng vậy.
Cho đến khi học cấp ba, tôi từng là học sinh có điểm số khá tốt. Tôi đã thực sự không có bất kỳ vấn đề nào trong việc ghi nhớ các bài học của mình, liên tục viết các bài luận. Không hề phóng đại khi nói tôi là một học sinh giỏi.
Tuy nhiên, khi bước chân ra ngoài xã hội, trở thành một nhà văn, một người kể chuyện, tương tác với các đồng nghiệp giỏi, tháo vát, hiểu biết xã hội hơn, tôi cảm thấy mình là người ngu ngốc nhất trên Trái đất. Ở đây tôi không nói rằng việc đạt điểm cao trong học tập là vô dụng, các học giả trong các cuốn sách mà tôi đọc đã - và vẫn - quan trọng đối với tôi. Nhưng tôi cảm thấy bản thân như đang bỏ lỡ điều gì đó quan trọng.
Nhanh chóng chuyển đến hai năm sau, và tôi thấy mình bị tụt lại phía sau. Không có nhiều bài luận để viết. Không có nhiều bài đọc để học thuộc lòng. Chúng tôi bắt đầu làm việc theo nhóm để tạo ra những dự án số. Và trong khi mọi người phát triển các kỹ năng cứng và đóng góp cho nhóm theo những cách có ý nghĩa, thì tôi vẫn đang chờ đợi ai đó đến dạy tôi những cách hữu ích. Nếu tôi cứ chờ đợi như vậy, nhất định tôi sẽ bị cuộc sống đánh bại, bị xã hội đào thải.
Và tôi biết rằng nếu tôi phát triển chuyên nghiệp trong lĩnh vực mới, tôi phải vượt ra ngoài viết lách.
Nhưng bắt đầu từ đâu? Và làm thế nào?
Tôi là người mới bắt đầu. Nhưng thay vì trở thành một người vô dụng, tôi quyết định mình sẽ trở thành một người chủ động. Nếu bạn ở trong hoàn cảnh tương tự, hãy để tôi nói cho bạn 5 lợi ích đi kèm với việc áp dụng tư duy tăng trưởng để không ngừng tiến về phía trước.
1. Bạn trở nên tử tế hơn với chính mình
Đây là nền tảng để mà từ đó mọi thứ khác được xây dựng.
Có một sự thật hiển nhiên rằng: Bạn không thể hoàn thành bất cứ điều gì nếu bạn là kẻ thù độc ác nhất của chính mình. Có thể bạn không mong đợi gì nhiều từ công việc của bạn; hoặc có thể bạn tin rằng bạn đã thất bại trước cả khi đi làm, bởi vì đó không phải là những thứ thuộc về bạn.
Chấp nhận rằng bạn là người mới bắt đầu là bước đầu tiên để trở nên tốt hơn. Tin tôi đi, khi tôi bắt đầu viết lách tôi thường ném mọi thứ vào thùng rác. Đó là những bản nháp ngu ngốc! Nếu có một điều bạn nên lấy đi từ bản nháp này, thì đó chính là: hãy kiên nhẫn, khích lệ những gì mà bạn cảm thấy xứng đáng. Nếu bạn đứng về phía bạn, bạn sẽ hướng tới thành công.
2. Bạn học cách học
Bạn không cần chờ đợi người khác nói cho bạn biết mình nên học gì. Bạn có thể trở nên chủ động bằng cách nhận thức được nhu cầu, giới hạn và năng lực của mình.
Nhiều người tin rằng một số thứ là ngoài tầm với của họ. Một số người muốn trở thành họa sĩ, viết mã ứng dụng, hoặc chụp ảnh – nhưng có điều gì đó ngăn cản họ làm như vậy. Thường là sự bất an, việc thiếu định hướng và thực tế là họ chưa bao giờ học những môn học này ở trường đại học.
Ngày nay, có nhiều cách để bạn phát triển các kỹ năng mới như các khóa học trực tuyến, video và bài đăng trên blog, sách,… Mặc dù có thể bạn cảm thấy những cách học đó không hợp pháp như là một sinh viên đại học, nhưng việc tìm kiếm nguồn thông tin của riêng bạn và hiểu lý do tại sao bạn cần nó sẽ giúp bạn dễ dàng đồng hóa nó vào bộ não của mình hơn và đưa nó vào thực tế.
Học cách để học là cách bạn phát triển kỹ năng của mình, đây cũng là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn làm bất cứ việc gì.
3. Bạn trở nên cởi mở hơn với bạn bè
Một sự thật rằng bạn không thể luôn luôn học và thực hành một mình. Thậm chí, bạn cần phải nhận được phản hồi, nhận xét từ người khác để phát triển.
Bạn sợ một khi bị tụt lại phía sau, bạn không còn đủ tốt để có thể làm việc được cùng với người khác, bạn sợ bị cười chê, tạo nên cảm giác không an toàn khi hợp tác với mọi người. Nhưng những lời chỉ trích mang tính xây dựng là điều cần thiết để hoàn thiện kỹ năng của bạn, hoàn thiện con người bạn hơn. Nhận được phản hồi thường xuyên là cách tốt nhất để biết rằng bạn thực sự đang trở nên tốt hơn. Vì vậy, dù có bị đứng ở phía sau, thì hãy cố gắng bước tiếp, và bạn bè sẽ luôn là những người đồng hành không thể thiếu của bạn.
4. Bạn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân
Đó là cách tốt nhất để không bị mắc kẹt khi làm điều gì đó mà bạn không thích. Khi bạn xây dựng sự tự tin về các kỹ năng mà bạn đang phát triển, bạn sẽ thấy mình có thể chấp nhận mọi thử thách và ngày càng kiên trì hơn trong việc theo đuổi mục tiêu.
Ngay bây giờ, tôi cũng đang học những điều cơ bản của thiết kế đồ họa - một bước tiến lớn trong công việc của tôi. Tất nhiên là nó đầy thách thức. Và tất nhiên đôi khi tôi muốn ném chiếc máy tính của mình vào thùng rác và vò đầu bứt tóc trong thất vọng. Tôi thực sự lo lắng nếu điều đó xảy ra.
Nhưng nói một cách trung thực thì, tôi tận hưởng từng giây phút thách thức đó.
5. Bạn biết mình thực sự là ai
Có cố gắng, thất bại, thành công và rồi để cuối cùng là tìm hiểu bản thân thực sự muốn gì, bạn thực sự là ai. Chỉ khi biết mình là ai bạn mới thấy mình có giá trị.
Cuộc sống có thể như một mớ lộn xộn, bạn phải tìm ra thứ gì đó để làm mục tiêu, bạn có thể vật lộn để có được hoặc bỏ cuộc trên đường tìm kiếm, nhưng đừng bao giờ hối hận hoặc dậm chân tại chỗ. Bởi nếu đó là đích đến cuối cùng của bạn thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn dành nhiều tháng hoặc nhiều năm, học cách viết mã ứng dụng trong khi thực sự, bạn nhận ra rằng mình là một nhà báo?
Có thất bại, có thụt lùi nhưng hãy học cách đứng lên và bước tiếp, bạn sẽ khám phá ra bản thân mình là ai, mình muốn gì, khi đó, bạn đã là người thành công trong cuộc sống!
Medium