Đừng "sống lỗi" như thế này nữa, cứ tiếp tục thì dù có giàu thì bạn cũng khó mà tận hưởng
Khi có thể nhìn nhận về bản thân, biết từ bỏ các thói xấu, chúng ta sẽ có thể đối mặt với những thử thách trong đời mình một cách tích cực và thoải mái hơn.
- 08-11-2021Bước qua tuổi 40, nếu không chấm dứt 6 thói quen, tuổi thọ trực tiếp bị đe dọa bởi căn bệnh gây chết não chỉ trong tích tắc
- 07-11-2021Dậy sớm bỗng phát hiện 4 dấu hiệu đáng nghi: Cẩn trọng gấp vì rất có thể huyết áp tăng vọt, nguy cơ đột quỵ đang 'gõ cửa'
- 28-10-20212 thói quen buổi sáng của đàn ông sẽ khiến tuyến tiền liệt rơi vào báo động, cần thay đổi sớm nếu không muốn trẻ tuổi đã mắc bệnh
Thói quen là thứ chúng ta có thể tập mỗi ngày. Tuy chúng đều là những việc tưởng chừng rất nhỏ bé những lại có khả năng mang đến nhiều tác động to lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống và cả tương lai của mỗi người. Bởi vậy người ta thường nói: Một thói quen tốt có thể đưa ta đến thành công nhưng một thói quen xấu sẽ khiến cả đời ta bị nhấn chìm.
Khi có thể nhìn nhận về bản thân, biết từ bỏ các thói xấu, chúng ta sẽ có thể đối mặt với những thử thách trong đời mình một cách tích cực và thoải mái hơn. Hãy xem bản thân bạn có đang mắc phải những thói quen xấu này không nhé!
Đổ lỗi cho người khác, luôn đóng vai "nạn nhân"
Là một người trưởng thành, điều trước tiên nhất mà chúng ta cần học được chính là phải biết gánh vác trách nhiệm, chấp nhận đương đầu với kết quả sau mỗi hành động chứ không phải là hèn nhát trốn chạy hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất kỳ ai.
Cuộc sống của mình do mình quyết định, mọi thứ xảy ra vào thời điểm hiện tại hay tương lai cũng bắt nguồn từ những việc mà bạn đã lựa chọn. Chính vì vậy không ai khác ngoài bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời mình.
Thực tế chúng ta vẫn thường thấy nhiều người luôn mang tư duy "nạn nhân" trong cuộc sống. Trước hoàn cảnh khó khăn hay gặp những thứ không như ý, họ luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác, than thân trách phận như thể cả thế giới đang mắc nợ họ. Thói quen xấu này không chỉ khiến cho suy nghĩ của họ trở nên tiêu cực, tràn ngập oán hận bất công mà còn làm họ mù quáng, không thể nhận ra sai lầm để rút kinh nghiệm cho lần sau.
Việc đổ lỗi cho người khác vì những bất hạnh trong cuộc đời mình chỉ khiến cho một người mãi quẩn quanh trong vòng xoáy của sự thất bại, tương lai ngày một thụt lùi.
Suốt ngày than phiền về mọi thứ
Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, ai rồi cũng sẽ gặp phải hoàn cảnh không như ý muốn. Thế nhưng việc chọn cách đối mặt với nghịch cảnh ra sao - là mỉm cười cố gắng hay chỉ ngồi đó mà khóc than - sẽ mang tính quyết định rất lớn đến kết quả sau cùng.
Có những người thường hay có thói quen than vãn, dường như họ không bao giờ hài lòng về bất cứ điều gì trong cuộc sống hay những gì họ gặp phải. Bất kể là chuyện lớn hay nhỏ, họ đều tìm ra cái để mà than thở, trách móc.
Thói quen than vãn sẽ biến một người trở thành "đám mây đen tiêu cực", nguồn năng lượng u ám tỏa ra từ họ dần dà sẽ làm cho bạn bè không muốn tiếp xúc và tránh cho thật xa.
Thôi nào, hãy nhìn nhận sự thật là sẽ chẳng ai muốn làm "thùng rác" để nghe những lời than của bạn. Ai cũng có vấn đề riêng, cuộc sống cũng đủ mệt mỏi nặng nề rồi! Kêu ca cho nhiều chẳng làm khúc mắc tự hóa giải, cũng không làm cho khó khăn biến mất mà chỉ khiến bản thân bạn cảm thấy bế tắc hơn thôi.
Nhẫn nhịn quá mức, không dám nói thật về cảm xúc của mình
Khi một người có cảm xúc bị dồn nén không thể giải tỏa, rồi sẽ đến lúc họ chẳng khác gì một quả bom nổ chậm với sức công phá khó tưởng tượng.
Giống như khi ta quá mệt mỏi nhưng vẫn phải cố gắng làm việc, khi quá chán nản với mối quan hệ hiện tại những cứ ngoan cố tiếp tục, khi bản thân suy sụp nhưng vẫn cứ gắng gượng mỉm cười… Cho đến khi mọi chuyện vượt quá giới hạn cuối cùng, kết quả là chúng ta có thể gây ra những hành động tiêu cực cho bản thân hoặc gây tổn thương cả những người xung quanh.
Thế mới nói, cảm xúc của con người cần phải thường xuyên được giãi bày và trút bỏ một cách lành mạnh. Không dám gọi tên cảm xúc, không có can đảm để thừa nhận và bày tỏ cảm xúc là một thói quen cực kỳ xấu làm cho cuộc sống bí bách, nặng nề.
Việc không sống thật với mình, không dám thừa nhận cảm xúc về lâu dài sẽ gây ra nhiều vấn đề tâm lý. Bên cạnh đó, nó cũng có thể khiến bạn mất đi các cơ hội quý giá trong cuộc sống, làm bạn vuột mất người mà mình yêu thương, quý trọng.
Pháp luật & Bạn đọc