Đừng thắc mắc tại sao bạn đọc 100 cuốn sách mỗi năm mà vẫn chưa thành công, để tôi chỉ bạn cách đọc sách đúng cách
Không phải cứ đọc nhiều sách sẽ thành công. Người thành công không thành công nhờ đọc nhiều sách mà vì họ biết cách đọc sách hiệu quả và áp dụng được những gì học được vào công việc của họ.
- 30-11-2018Tâm thư của mẹ gửi con trai: "Mẹ yêu cầu con chăm chỉ đọc sách, vì mẹ muốn con có nhiều hơn nữa quyền lựa chọn cho tương lai. Mẹ không cam tâm nhìn con bất hạnh"
- 23-11-2018Bạn tiêu tiền vào đâu sẽ quyết định bạn sống cuộc đời ra sao, trở thành người như thế nào: Ăn uống chơi bời tốn 2 triệu thấy rẻ, nhưng mua cuốn sách 200 nghìn lại chê đắt
Aytekin Tank là nhà sáng lập, CEO của JotForm - một công ty chuyên cung cấp nền tảng thiết kế biểu mẫu online có trụ sở tại San Francisco, Mỹ. Ngoài ra, Aytekin Tank còn là một cây bút với nhiều bài viết về cuộc sống, sự nghiệp, công nghệ... cho nhiều tờ báo và tạp chí điện tử.
Dưới đây là bài viết của Tank trên chia sẻ góc nhìn của anh về chuyện đọc sách và cách đọc sách trên trang Medium:
Đọc sách là một xu hướng, nó đáng giá vì nó tốt cho chúng ta. Đọc sách càng nhiều càng tốt, càng đọc, chúng ta càng thông minh hơn. Đó là lý do tại sao Mark Zuckerberg, Bill Gates và Elon Musk thành công. Nhưng thời gian đâu để chúng ta đọc sách? Do vậy, chúng ta phải đọc nhanh hơn, nhanh hơn và nhanh hơn nữa!
Tốc độ đọc đã trở thành một môn thể thao cạnh tranh: cuộc đua để xem ai có thể đọc hết danh sách Bestseller của New York Times một cách nhanh nhất.
Sự thật về tốc độ đọc
Tốc độ đọc của con người đã tăng lên trong nhiều thập kỷ qua.
Tổng thống Kennedy có thể đọc được khoảng 1.200 từ trong một phút. Howard Berg có thể đọc hơn 80 trang văn bản mỗi phút (theo ấn bản năm 1990 của Sách kỷ lục Guinness). Tuy nhiên, chuyên gia đọc Mark Pennington đã làm rõ điều này là một lời nói dối mà Guinness đã không kiểm chứng. Nghiên cứu đã liên tục bóc trần những tuyên bố về những người đọc tốc độ và khoa học cung cấp một sự bác bỏ mạnh mẽ không kém.
Theo Giáo sư, nhà nghiên cứu về mắt Keith Rayner giải thích, các kỹ thuật như đọc đồng thời các phân đoạn lớn của trang sách không phải về mặt sinh học hay tâm lý, nó phụ thuộc vào vùng giới hạn nhìn của chúng ta. Còn những ứng dụng cho phép tăng tốc độ đọc của bạn bằng cách hiển thị một chuỗi các chữ chạy cùng một lúc thì sao? Người sáng lập chúng nói rằng "chỉ 20% thời gian của người đọc được dành cho việc xử lý nội dung, trong khi 80% thời gian là dành cho việc di chuyển đôi mắt". Tuy nhiên, có một điều không hợp lý trong logic này, chúng ta không ngừng suy nghĩ khi mắt của chúng ta di chuyển, do đó, 100% thời gian chúng ta dành để xử lý nội dung, trong khi mắt chỉ di chuyển 10% thời gian. Hơn thế nữa, khi tốc độ đọc tăng, khả năng đọc hiểu sẽ giảm xuống. Vì vậy, tốc độ đọc nhanh chỉ có ích khi mục tiêu chỉ giống như quét văn bản mà thôi. Điều này có nghĩa là khi chúng ta đọc sẽ không thể lấy thông tin, như thế thì đọc để làm gì ?
Woody Allen từng nói: "Tôi đã tham gia khóa học đọc tốc độ, nơi bạn dịch chuyển ngón tay xuống giữa trang và đọc Chiến tranh và Hòa bình trong vòng 20 phút. Nó nói về nước Nga".
Tôi không phản đối việc ai đó đọc 100 cuốn sách trong một năm - nếu đó là khả năng đọc tự nhiên của bạn. Mọi người có tốc độ đọc và mức độ hiểu khác nhau, cũng như sách không phải quyển nào cũng nên đọc. Mặc dù đọc nhiều là điểm chung của những người thành công, họ thường có xu hướng tò mò về thế giới họ đang sống. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải họ đọc được bao nhiêu quyển sách mà là họ đọc như thế nào.
Tại sao chúng ta đọc ?
Xem xét ba loại đọc:
Đọc thụ động: như khi bạn lướt web, mạng xã hội, bạn đọc báo…một thông tin hay một điều gì đó đập ngay vào mắt khiến bạn tiếp thu một cách thụ động.
Đọc thực tế: Đọc cho một mục đích nào đó. Bạn đọc vì bạn muốn, bạn cần, hay học cái gì đó ở trường học, đại học hoặc để cải thiện bản thân.
Đọc vì sở thích: Bạn đọc vì bạn muốn chứ không phải chỉ vì cảm thấy nên đọc: một bài báo, một cuốn tiểu thuyết, một cuốn tự truyện…
Khi bạn bị cuốn vào sách, bạn có thể đọc ngay cả khi ăn, trong bồn tắm, trên băng ghế công viên, đứng trên tàu điện ngầm chỉ để ngấu nghiến một cốt truyện, một lý thuyết hay một phương pháp trong cuốn sách đó. Bạn nghĩ "ồ! nó dành cho mình" và rồi chìm đắm trong những con chữ đến quên cả xung quanh.
Đọc sách kéo dài sự chú ý, mở rộng vốn từ vựng và giúp chúng ta tích trữ được cả mỏ vàng thông tin. Nhưng nếu chúng ta đọc chỉ vì nhiệm vụ, mọi thứ đọc được sẽ hoàn toàn biến mất, giống như khi chúng ta thi xong và rồi quên sạch những điều đã cố nhồi nhét trước đó.
Sách self-help chỉ hữu ích khi chúng ta thực hiện sau khi đọc chúng. Tất cả các phương pháp sẽ chẳng có ích gì nếu chúng ta không sử dụng đúng cách. Elon Musk và những người khác thành công trong việc đọc sách là bởi vì họ không cố bơi trong những con chữ chỉ để đọc bằng hết cuốn sách, thay vào đó họ đọc có mục đích và áp dụng việc học tập đó trong hoàn cảnh nghề nghiệp.
Trong trường hợp bạn chọn chất lượng hơn số lượng, dưới đây là một vài mẹo có thể giúp bạn tìm những cuốn sách phù hợp:
Hãy thử các tác phẩm kinh điển
Hãy thử bỏ sách self- help xuống. Hầu hết các cuốn sách đều được dựa theo của một số tác phẩm kinh điển. Hãy chọn chủ đề mà bạn quan tâm nhất, đọc một cách cẩn thận sẽ giúp bạn phát triển hơn.
Đừng quá khó khăn với việc đọc
Có nhiều ý kiến cho rằng một số cuốn sách chỉ thích hợp đọc vào một thời điểm hoặc một không gian nào đó. Hãy cảm thấy đọc sách như một đặc quyền, bạn tự cho phép mình được chọn lựa và đọc những gì bạn yêu thích từ thể loại cho đến tác giả. Cuộc sống này quá ngắn, tại sao cứ phải buộc mình làm theo những khuôn khổ gò bó cũ rích đó nếu bạn không thực sự muốn vậy?
Đọc có chọn lọc
Sẽ có một số cuốn sách hữu ích với cuộc sống của bạn. Vậy là được rồi. Thử tìm cho bản thân một lựa chọn phù hợp. Đi sâu vào một chủ đề bạn thích sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn là đọc qua đủ thể loại. Bạn không có nghĩa vụ phải mua một cuốn tiểu thuyết chỉ vì nó nằm trong danh sách những cuốn bán chạy nhất. Hãy đọc những sách có liên quan và quan trọng đối với bạn.
Đọc lại
Mỗi lần đọc lại những cuốn sách cũ, tôi nhận ra có một cái gì đó mới mẻ. Nếu bạn đang cố gắng mở rộng kiến thức của mình ở một lĩnh vực nhất định, việc đọc lại nội dung nào đó sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt, truyền cảm hứng và tác động mạnh mẽ hơn việc đọc những cuốn sách mới với cùng một nội dung. Chính vì vậy mà Naval Ravikantli, CEO kiêm nhà đồng sáng lập AngelList - trang web dành cho những nhà khởi nghiệp Mỹ đã nói: "Tôi không muốn đọc mọi thứ. Tôi chỉ muốn đọc lại 100 cuốn sách tuyệt vời nhất".
Ghi chép
Việc ghi chú theo cách thủ công giúp lưu lại thông tin tốt hơn. Nếu bạn đọc cuốn sách của mình (không mượn) hãy tự cho phép mình ghi chú hay highlight những điều bạn thấy tâm đắc hay đáng lưu tâm. Điều này giúp bạn xử lý và ghi nhớ nội dung tốt hơn.
Tham gia câu lạc bộ sách
Tham gia một câu lạc bộ sách cũng mang lại nhiều niềm vui. Bạn vừa đọc vừa có thể nghe ý kiến của người khác, cùng bình luận và kết bạn với những người có cùng sở thích về sách. Những điều này thật thú vị!
Suy nghĩ cuối cùng
Trong cuốn Bird by bird, Anne Lamott viết: "Đối với một số người, sách cũng quan trọng như hầu hết mọi thứ khác trên trái đất này. Điều kỳ diệu là ở chỗ từ những mảnh giấy nhỏ, phẳng và cứng này lại mở ra bao thế giới mới lạ, hát ca với bạn, thoải mái, yên tĩnh ,đầy kích thích. Sách giúp chúng ta hiểu chúng ta là ai và cách chúng ta hành xử. Sách cho ta biết cộng đồng và tình bạn có ý nghĩa gì; chỉ ta cách sống và chết".
Đọc sách như một phép nhiệm màu, là dịch chuyển , là thần giao cách cảm. Nó cho phép chúng ta đi lang thang qua không gian và thời gian, qua đại dương và lục địa; cho phép chúng ta chọn bộ não của những người vĩ đại nhất; tiếp cận sự khôn ngoan của quá khứ và nhìn thấy tương lai.
Vì vậy không nên đo lường giá trị của người khác bằng việc xem họ làm được bao nhiêu, đọc nhiều hay không đọc sách. Đọc sách cũng là "thưởng thức" sách, đọc chậm và đọc kỹ. Đừng đọc chỉ để làm cho bản thân thành công, đọc để làm cho mình hạnh phúc.
Medium