Dùng trà atisô giải nhiệt mùa hè, thải độc, làm đẹp da: Chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không được lạm dụng vì lý do này!
Đúng là chúng ta không thể phủ nhận các tác dụng mà atisô mang lại. Trong đó có công dụng giúp mát gan, giải độc gan. Tuy nhiên, dùng atisô như một nguyên liệu pha nước lọc uống cả ngày lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
- 18-04-20213 mối nguy hiểm khi dùng trà hoa đậu biếc sai cách có thể khiến chúng mất dinh dưỡng, thậm chí "rước họa vào thân"
- 10-04-2021Sau 3000 năm được người đời coi là đồ uống số 1, trà xanh tiếp tục được GS dinh dưỡng ca tụng nhờ tác dụng này
- 22-03-2021Buổi sáng uống cà phê hay trà sẽ tốt hơn: Nghiên cứu đưa ra 5 lý do khiến người yêu cà phê "cười thầm"
Dùng atisô làm nước uống giải nhiệt mùa hè, dưỡng nhan rất tốt, được cả Đông - Tây y vô cùng coi trọng
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền), trong Đông y, lá cây atisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, atisô còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương. Người ta còn dùng thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá.
Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, atisô còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương.
"Trong Đông y, hoa Atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường, thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể… Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu (được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp), tiêu độc, thông mật, thanh nhiệt, trừ mụn. Dùng trị phong ngứa, nổi mề đay, dị ứng, táo bón, đinh nhọt, nóng nhiệt, các chứng viêm gan, vàng da, mụn nhọt, mẩn ngứa, khó tiểu, phù thũng…", lương y cho hay.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, atisô có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Nhờ công dụng giải nhiệt, giải độc, ngăn ngừa mụn, giúp thanh lọc gan thận cực tốt, nhiều người đổ xô mua atisô để làm trà uống mỗi mùa nắng nóng. Thậm chí, nhiều người có thói quen sử dụng trà atisô uống thay nước lọc hàng ngày để làm đẹp da, ngăn mụn cũng như thanh lọc cơ thể từ sâu bên trong.
Uống trà atisô rất tốt nhưng không được lạm dụng
Lương y Vũ Quốc Trung khẳng định, đúng là chúng ta không thể phủ nhận các tác dụng mà atisô mang lại. Trong đó có công dụng giúp mát gan, giải độc gan. "Tuy nhiên, việc lạm dụng uống trà atisô, tầm 2 lít nước atisô trở lên mỗi ngày, có thể gây suy giảm chức năng gan. Mặc dù đây là loại thảo dược có thể chữa bệnh, người sử dụng không nên lạm dụng", lương y cảnh báo.
Chất chát trong trà atisô khiến khung ruột co thắt, thậm chí co cứng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều vào cơ thể. Thêm nữa, atisô rất giàu sắt - thêm một lý do khiến bạn mắc bệnh táo bón nếu lạm dụng. Lạm dụng trà khiến cơ thể thừa sắt nhưng lại thiếu các nguyên tố vi lượng như kẽm, crom, mangan… rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Do đó, sử dụng quá nhiều atisô có thể khiến bạn chán ăn, mệt mỏi, buồn bã…
Chất chát trong trà atisô khiến khung ruột co thắt, thậm chí co cứng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều vào cơ thể.
Ông Trung cho biết thêm, lạm dụng atisô cũng gây co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, khiến bạn luôn rơi vào tình trạng đầy hơi, chướng bụng khi sử dụng trong một thời gian dài. "Khi uống quá nhiều cứ tưởng là càng tốt cho gan nhưng thực ra việc tiêu thụ nhiều atisô vào cơ thể lại khiến gan, thận làm việc nhiều hơn để đào thải phần dư thừa chất ra bên ngoài. Do đó, lúc này atisô không tốt cho cơ thể nữa mà lại gây hại cho chính người sử dụng", lương y chia sẻ.
Từ đó, chuyên gia khuyên chúng ta chỉ nên dùng 10-15g atisô khô, 10-20g sắc với nước nếu dùng ở dạng tươi mỗi ngày. Đặc biệt không nên dùng trà atisô để thay hoàn toàn việc uống nước lọc hàng ngày, kéo dài cả tháng. Tốt nhất chỉ nên uống liền trà atisô trong 10 ngày rồi nghỉ trước khi uống sang một đợt khác, không nên uống liên tục. Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu, làm việc trong môi trường ô nhiễm, có mỡ máu cao mới nên sử dụng atisô sẽ giúp nhuận gan, lợi mật, phục hồi chức năng gan.
Không nên dùng trà atisô để thay hoàn toàn việc uống nước lọc hàng ngày, kéo dài cả tháng.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết thêm, không chỉ atisô, việc uống quá nhiều nước vối, nhân trần mỗi ngày cũng là điều không nên. Trong mỗi loại nước này đều có một số chất nhất định, nếu lạm dụng có thể dẫn đến suy gan, suy thận. Do đó, chúng ta không nên có tư tưởng thay thế hoàn toàn nước lọc uống hàng ngày bằng trà atisô, nước vối, nhân trần… vì tin rằng những loại nước này có tính chất giải độc, thanh nhiệt cực tốt vào mùa hè.
Trí thức trẻ