Được Bộ Công an nhận định là đóng góp rất lớn cho Nhà nước, 127.000 tỷ đồng nộp ngân sách của Vingroup bao gồm những loại thuế gì?
Tính từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 9/2022, số tiền nộp ngân sách của Vingroup và các công ty con đã vào khoảng 150.000 tỷ đồng (~6,5 tỷ USD).
- 30-10-2022Thanh tra Chính phủ chuẩn bị thanh tra phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- 30-10-2022Chuỗi WinMart/WinMart+, WINLife bành trướng lên hơn 3.200 cửa hàng, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: 50% thị phần bán lẻ hiện đại tại Việt Nam đã thuộc về Masan Group
- 29-10-2022Bộ Công an: Ông Phạm Nhật Vượng không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh
Thời gian qua, không ít tin đồn tiêu cực liên quan đến Vingroup (mã VIC) và lãnh đạo tập đoàn lần lượt được lan truyền. Trước những luồng tin này, tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra hôm 29/10 vừa qua, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an lên tiếng:
“Tôi xin khẳng định ông Phạm Nhật Vượng không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh và hoạt động của Vingroup rất bình thường. Họ đóng thuế rất lớn cho Nhà nước, 127.000 tỷ đồng trong thời gian vừa qua” .
Vì thế theo ông, nên bảo vệ các hoạt động bình thường của doanh nghiệp để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.
Thống kê cho thấy, con số 127.000 tỷ đồng (~5,5 tỷ USD) mà ông Xô đề cập là kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế trong giai đoạn từ năm 2018 đến hết 6 tháng đầu năm 2022 của Vingroup.
Cụ thể, theo như BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2022, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã đóng góp 25.227 tỷ đồng vào ngân sách và cũng là doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất tại Việt Nam trong nửa năm.
Trong đó, tập đoàn này đã nộp 4.360 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, 1.762 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt, 1.047 thuế thu nhập cá nhân, 1.008 tỷ đồng thuế VAT...
Đáng chú ý, riêng khoản tiền sử dụng đất, thuê đất, nghĩa vụ hợp đồng BT tăng mạnh lên hơn 15.200 tỷ đồng, chủ yếu là từ hai dự án đại đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên mà Vinhomes - công ty con của Vingroup làm chủ đầu tư (theo dữ liệu của Cục Thống kê Hưng Yên).
Do đó, tiền thuế mà Vingroup đóng trong nửa năm qua đã gần đạt xấp xỉ con số của cả năm 2021 (đóng 26.213 nghìn tỷ đồng).
Trước đó trong khoản nộp của năm ngoái thì Vingroup chỉ trực tiếp nộp hơn 2.200 tỷ. Phần lớn nhất thuộc về công ty con Vinhomes với 12.600 tỷ. Khoản thuế tiêu thụ đặc biệt gần 5.000 tỷ đồng đóng góp vào ngân sách Thành phố Hải Phòng chủ yếu đến từ VinFast.
Nhìn chung, mức thuế tiêu thụ đặc biệt được công bố vào năm ngoái và nửa đầu năm nay phần nào thể hiện được kết quả kinh doanh tích cực của VinFast và chiến lược của tập đoàn này trong định hướng phát triển xe điện.
Còn tính đến thời điểm 9 tháng 2022, mức đóng góp vào ngân sách của Vingroup đã cao hơn, khi số liệu từ CTCP Vinhomes cho biết đơn vị đã nộp vào ngân sách 35.300 tỷ đồng trong quý III - tức thêm khoảng 20.000 tỷ đồng so với cuối quý II.
Như vậy tính từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 9/2022, số tiền nộp ngân sách của Vingroup và các công ty con đã vào khoảng 150.000 tỷ đồng (~6,5 tỷ USD).
Năm 2022, Vingroup đặt kế hoạch doanh thu thuần là khoảng 140.000 tỷ đồng, tăng 11,4% so với thực hiện năm 2021. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế là khoảng 6.000 tỷ đồng.
Trên sàn giao dịch, mã VIC đóng cửa phiên cuối tuần trước với mức tăng 1,27% lên 55.700 đồng/cp. Với vốn hóa 228.836 tỷ đồng, Vingroup vẫn là một trong những DN có vốn hóa lớn nhất.
Nhịp sống thị trường