MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dược Hậu Giang san sẻ gánh nặng viện phí cho bệnh nhân đột quỵ

10-09-2018 - 11:00 AM | Sống

Ngoài các hoạt động phổ cập kiến thức ngừa đột quỵ trong cộng đồng, Dược Hậu Giang còn hỗ trợ viện phí cho nhiều bệnh nhân nghèo mắc đột quỵ.

Mỗi ngày, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) tiếp nhận hàng chục ca cấp cứu đột quỵ. Số bệnh nhân đông đến nỗi, có thời điểm bệnh viện quá tải, nhiều người phải cùng chia sẻ một giường. Bệnh nhân không chỉ ở nội thành, mà còn từ các tỉnh chuyển lên, đa số là người cao tuổi, song những năm gần đây bệnh nhân trẻ tuổi được tiếp nhận ngày càng nhiều.

Để giảm bớt tỷ lệ đột quỵ, nhiều tổ chức xã hội, bệnh viện và doanh nghiệp đã tăng cường truyền thông giáo dục nhóm dân số có nguy cơ cao. Tại khu vực phía Nam, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang cùng nhãn hàng NattoEnzym thường xuyên tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức, đồng thời gây quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo chữa trị đột quỵ. Mới đây nhất, doanh nghiệp vừa hỗ trợ viện phí cho 5 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nằm tại Bệnh viện Nhân dân 115, mỗi bệnh nhân 10 triệu đồng.

Chia sẻ trong buổi thăm hỏi các bệnh nhân, ông Huỳnh Minh Trường - Giám đốc nhãn hàng Natto Enzym (Dược Hậu Giang) cho biết, chi phí chữa trị đột quỵ thường rất tốn kém, có thể làm khánh kiệt gia sản. Nhiều người hoàn cảnh khó khăn nên chậm trễ đến bệnh viện, lơ là các biện pháp dự phòng tái phát.

“Hầu hết các bệnh nhân đều trong tình trạng nguy hiểm: xuất huyết não, méo miệng, thậm chí liệt nửa người, suy tim, suy phổi… Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình lại gặp nhiều khó khăn, không kham nổi chi phí điều trị. Vì vậy, mỗi năm vẫn có khoảng 200.000 người Việt bị đột quỵ, hơn 50% số đó tử vong”, đại diện doanh nghiệp cho biết.

Dược Hậu Giang san sẻ gánh nặng viện phí cho bệnh nhân đột quỵ - Ảnh 1.

Đại diện gia đình 5 bệnh nhân nhận hỗ trợ viện phí từ Dược Hậu Giang.

Tại Bệnh viện 115, không ít bệnh nhân đột quỵ do thiếu kiến thức chăm sóc sức khỏe cũng như phòng bệnh. Ông Ngô Văn Xu từng bị tiểu đường và hẹp van tim gần 2 năm nay, song chỉ đến khi xuất hiện các dấu hiệu chóng mặt, té và sau đó liệt nửa người thì người đàn ông 65 tuổi này mới chịu đi thăm khám. Chủ quan coi thường bệnh cũng khiến ông Nguyễn Văn Nhiệm (56 tuổi) lần đầu tiên biết đến khái niệm bệnh đột quỵ ,sau đợt cấp cứu nhồi máu não “thừa chết thiếu sống”.

Đột quỵ không chỉ gặp ở người già, mà còn viếng thăm người trẻ. Chung phòng với ông Nhiệm còn có bệnh nhân mới 20 tuổi, ngoại hình cao lớn và khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh tim mạch, song đột nhiên ngất xỉu trong nhà tắm, được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch. Nếu người già đột quỵ do mắc phải các bệnh chuyển hóa (rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường…), thì nguyên nhân cướp đi sinh mạng của nhóm trẻ chủ yếu do lối sống hiện đại (thức khuya, tắm muộn, lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia, áp lực trong công việc…).

“Tỷ lệ đột quỵ ngày càng tăng, lượng bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ tăng lên rất nhiều, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ. Gần đây nhất, bệnh viện có tiếp nhận một bệnh nhân 19 tuổi, đang học kỹ sư xây dựng. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ thường do học hành quá căng thẳng, thức khuya nhiều, ăn uống thất thường… Căn bệnh này rất đáng báo động, song đa số người trẻ còn chủ quan bệnh không đến lượt mình”, bà Bùi Thị Ngọc Hân – Trưởng hành chính phòng công tác xã hội của bệnh viện cho biết.

Y văn thế giới cũng ghi nhận cứ 45 giây, toàn cầu có một người bị đột quỵ và 3 phút có một ca tử vong do bệnh. Đột quỵ có xu hướng trẻ hóa, người dân nên phòng ngừa từ sớm trước khi quá muộn. Các biện pháp đơn giản nhất là thay đổi lối sống lành mạnh, năng tập luyện thể thao, ăn uống khoa học và chọn lọc các sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả...

Ông Huỳnh Minh Trường - Giám đốc nhãn hàng Natto Enzym (Dược Hậu Giang) kỳ vọng, các chương trình hỗ trợ viện phí và hoạt động truyền thông giáo dục của nhãn hàng sẽ giúp giảm thiểu được căn bệnh nguy hiểm này trong cộng đồng.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên