Được hỏi “Con gái ly hôn có thể về nhà cha mẹ đẻ đón Tết không?”, câu trả lời của cụ ông 75 tuổi khiến dân mạng dậy sóng
Một cuộc phỏng vấn đường phố Trung Quốc với cụ ông 75 tuổi đã khiến cư dân mạng nước này tranh cãi dữ dội.
- 12-02-2024Tại sao dù giàu có đến đâu, cha mẹ cũng không nên nói với con cái? Cụ ông 70 tuổi kể ra 4 điều, ai cũng gật gù không thể phản bác
- 07-02-2024Lương hưu 17 triệu đồng/tháng, cụ ông 65 tuổi đi làm thêm: Sau khi vào viện thăm bạn, ông quyết định nghỉ việc
- 05-02-2024Nằm viện, được các con hiếu thảo chăm sóc, cụ ông U70 vẫn ngẫm ra 2 sự thật “đau đớn” của tuổi già
Khi được hỏi “Con gái ly hôn có thể về nhà cha mẹ đẻ đón Tết không?” , cụ ông đã không hề do dự mà trả lời ngay:
“Không được! Ly hôn rồi mà còn về nhà cha mẹ đẻ đón Tết làm sao được? Nó muốn đi đâu thì đi, không được về nhà tôi”.
Phóng viên đang hỏi cụ ông cũng là nữ, nghe không lọt tai nên đã phản bác: “Ông có phải là quá nhẫn tâm rồi không?”.
Cụ ông đanh mặt nói: “Nguyên tắc là như vậy, không được làm trái”.
Theo đó, ông cho rằng con gái ly hôn mà về nhà mẹ đẻ là không hợp lễ tiết, không được ngồi cùng mâm cơm, đặc biệt là trong dịp năm mới, sẽ mang vận xui khiến gia đình nghèo nàn mạt kiếp.
Phóng viên hỏi: “Cô ấy dù gì cũng là con gái của ông mà, chẳng lẽ đi lấy chồng lại như bát nước đổ đi sao? Ông không còn cần, còn thương con ruột của mình nữa sao?”.
Cụ ông kiên quyết: “Tôi không cần nó nữa. Ly hôn là chuyện không thể xảy ra. Con gái đi lấy chồng mà ly hôn thì còn ra thể thống gì nữa?”.
Nữ phóng viên nghe vậy thì lòng cùng ngậm ngùi chua chát. Mặc dù thực hiện rất nhiều cuộc phỏng vấn đường phố hỏi nhiều chủ đề nhạy cảm, nhưng chưa lần nào cô lại cảm thấy đáng thương cho thân phận người phụ nữ như vậy.
Thì ra, cụ ông mang trong mình tư tưởng truyền thống cũ kỹ. Ông quan niệm rằng để một gia đình luôn hoàn thuận, người phụ nữ phải tam tòng tứ đức, gả cho ai thì cả đời theo người đó, không được ly hôn.
Nếu con gái ly hôn trở về nhà, sẽ khiến gia đình mất mặt, ra đường bị người ta chỉ trỏ gièm pha. Quan trọng hơn, ly hôn sẽ mang vận xui khiến cả nhà bị ám màu đen tối, may mắn rời đi, thậm chí còn ảnh hưởng đến chuyện dựng vợ gả chồng của anh em trong nhà.
Đoạn phỏng vấn chỉ ngắn ngủi như vậy, thế nhưng lại thu hút rất nhiều tương tác, đông đảo cư dân mạng vào tranh cãi về câu hỏi được đưa ra, cũng như ý kiến của cụ ông 75 tuổi kia.
Có người nói: “Càng nghèo thì càng lắm nguyên tắc. Nếu gia đình không mở rộng cửa chào đón con gái, nếu như cô ấy chịu thiệt thòi ở nhà chồng thì phải biết đi đâu về đâu? Cha mẹ luôn là chỗ dựa cho con cái, nhưng ông lão này thì đi ngược lại hoàn toàn”.
Cũng có người chia sẻ: “Đa phần người chủ động đề nghị ly hôn đều là người phụ nữ. Thời hiện đại người ta biết bảo vệ bản thân hơn. Vì vậy, chỉ cần kém hạnh phúc, họ liền buông tay để giải thoát đôi bên. Nhưng người thế hệ trước lại không nghĩ vậy, họ có nhiều lý do để níu giữ cuộc hôn nhân. Không phải vì hôn nhân thời trước thường hạnh phúc bền lâu, mà là người phụ nữ thời trước có khả năng nhẫn nhịn cao hơn mà thôi”.
Bên cạnh đó, không ít người lên tiếng cho rằng những nguyên tắc cũ là để bảo vệ người phụ nữ, chỉ là người hiện đại đã hiểu sai mà thôi. Ý nghĩa của việc không cho con gái về nhà mẹ đẻ chính là mong cô hãy xem nhà chồng là gia đình của mình, không nên năm ba bữa lại về nhà mẹ đẻ, cũng không ủng hộ chuyện ly hôn.
Song ý kiến này đã bị chỉ trích dữ dội vì “mỹ hóa” tư tưởng lạc hậu, đánh tráo khái niệm.
Nhiều người nếu suy nghĩ: Không ai lại muốn cưới rồi lại ly dị. Chỉ khi hết chịu nổi mới nghĩ đến chuyện ly hôn. Nhưng vấn đề ở đây là tư tưởng của cụ ông khi đã trọng nam khinh nữ, từ chối con gái khi cô không còn chốn về. Đồng ý là người thế hệ trước có thể không chấp nhận việc ly hôn, nhưng cũng đừng hắt hủi con gái, hãy cho cô nơi nương tựa, sau đó có teher điều chỉnh suy nghĩ của cô về chuyện thành gia lập thất và cách duy trì một gia đình.
Trước khi kết thúc đoạn phỏng vấn, nữ phóng viên nói: “Biết rằng khác biệt thế hệ là chuyện không thể tránh khỏi, nhưng nghĩ đến việc mình đi lấy chồng thì không còn là con của bố mẹ nữa thì thật sự đau lòng không thể tả nổi”.
Nguồn: 163
Phụ nữ mới