MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Được sếp khen vì làm việc vất vả, cách người EQ cao trả lời đủ khôn ngoan để ghi thêm điểm

27-08-2022 - 15:02 PM | Sống

Được sếp khen vì làm việc vất vả, cách người EQ cao trả lời đủ khôn ngoan để ghi thêm điểm

Khi được cấp trên khen ngợi như vậy, một nhân viên nên phản hồi như thế nào?

Ai cũng muốn được sếp khen ngợi, thế nhưng, đến khi điều này xảy ra trên thực tế, không phải ai cũng có thể đưa ra phản hồi một cách thích hợp. Không ít người xấu hổ, lảng tránh ánh mắt, thậm chí còn phủ nhận hoặc từ chối những lời khen ấy. Những cách phản hồi không tốt vô tình để lại ấn tượng xấu trong lòng cấp trên, khiến lời khen của họ trở nên vô nghĩa.

Đây là điều bất cứ nhân viên nào cũng cần tránh. Việc bạn phản ứng, tiếp nhận lời khen từ sếp có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ nơi công sở cũng như cơ hội thăng tiến, không chỉ với lãnh đạo, mà còn với các đồng nghiệp xung quanh.

Rebecca Aced-Molina - một huấn luyện viên có kinh nghiệm về nghệ thuật lãnh đạo - từng nói: “Đưa và tiếp nhận phản hồi là một trong những kỹ năng cần thiết nhất để tạo dựng niềm tin và các mối quan hệ có ý nghĩa nơi công sở. Tuy nhiên, đây cũng là những thứ mà chúng ta rất khó thực hiện được.”

Trong trường hợp được sếp khen “Làm việc vất vả rồi!”, một số người thường nói "Không sao đâu ạ. Không vất vả ạ!" theo thói quen.

Tuy vậy, đây là cách phản hồi thiếu khôn ngoan. Câu trả lời như vậy đồng nghĩa với việc bạn đang vô tình phủi sạch công sức của bản thân. Cấp trên cũng không thể tiếp tục chủ đề.

“Từ chối lời khen của ai đó là điều không tốt. Bạn nên nói cảm ơn và tiếp nhận nó với thái độ cảm kích, biết ơn”, Dudley khuyên.

Một số người lại nhắn là: "Sếp còn vất vả hơn!". Điều này cũng không cần thiết, bởi vì sếp có vất vả hay không cũng không nên do bạn đánh giá. Cấp trên của sếp mới là người làm điều đó.

Được sếp khen vì làm việc vất vả, cách người EQ cao trả lời đủ khôn ngoan để ghi thêm điểm - Ảnh 1.

Vậy thì nên đáp lại thế nào mới là EQ cao? Dựa theo mỗi tình huống khác nhau, người khôn khéo lại có những cách phản hồi khác nhau như sau.

Trường hợp 1: Sếp nhờ bạn giúp làm một việc gấp, nói rằng bạn đã vất vả rồi!

Hàm ý: Rất có thể đó chỉ là lời nhắn khách sáo.

Nên trả lời: “Sếp ơi, sếp bận mà, có chuyện gì gấp thì cứ bảo em ạ”. Câu trả lời này giúp bạn thể hiện thái độ tích cực trong công việc, ý nói “em rất sẵn lòng giúp đỡ sếp.”

Trường hợp 2: Bạn giúp sếp làm việc quan trọng, sau khi xong việc, sếp nhắn cho bạn nói bạn vất vả rồi

Hàm ý: Cho thấy sự quan tâm và tạo mối quan hệ.

Nên trả lời: “Cảm ơn sếp quan tâm, đi theo sếp em học hỏi được nhiều lắm. Em còn chỗ nào làm chưa tốt, sếp cứ chỉ bảo cho em ạ.” Cách nói này giúp bạn thể hiện thái độ tích cực và biết ơn khi được sếp trao cơ hội làm việc quan trọng.

Hoặc bạn cũng có thể tham khảo cách nói này: “Cảm ơn sếp quan tâm, gần đây có hơi cực, nhưng đáng giá ạ.” Cách phản hồi này thể hiện được bạn đã bỏ ra nhiều tâm huyết và công sức để hoàn thành tốt công việc, tuy “kể khổ” nhưng vẫn tạo thiện cảm cho người nghe.

Trường hợp 3: Lúc họp, trước mặt đông đảo mọi người, sếp nói "vất vả rồi!” với bạn

Hàm ý: Công nhận công sức bạn bỏ ra trong công việc.

Nên trả lời: “Cảm ơn sếp quan tâm, trong thời gian qua mọi người đều rất vất vả”. Nếu chỉ dừng lại ở đây, câu trả lời sẽ rất khách sáo. Để thể hiện sự chân thành rõ ràng hơn, bạn nên nhắc đến một hành động cụ thể của cả tập thể. Chẳng hạn như: “Nhất là những thứ 7 gần đây, cả nhóm vì để hoàn thành mọi việc kịp deadline mà sẵn sàng đi sớm, từ 8 giờ đã bắt đầu làm. Ai cũng bận rộn nhưng chỉ cần hoàn thành công việc, sự cực khổ của cả nhóm đều đáng giá.”

Với cách phản hồi như vậy, bạn vừa biết ơn sếp đã ghi nhận công lao, vừa có thể san sẻ niềm tự hào chung với mọi người. Như vậy, bạn không lo bị đồng nghiệp ganh ghét hay tị nạnh. Đây cũng là cách để thể hiện thái độ tích cực trong công việc, cho thấy sự quan tâm với những nhiệm vụ chung đã được giao phó.

Được sếp khen vì làm việc vất vả, cách người EQ cao trả lời đủ khôn ngoan để ghi thêm điểm - Ảnh 2.

Ảnh minh họa / Internet

Trường hợp 4: Công việc của bạn đạt kết quả không tốt, nhưng sếp vẫn nói rằng bạn vất vả rồi

Hàm ý: Cấp trên nhận ra bạn đã nỗ lực cho công việc, tuy “công lao” không đạt như mong muốn thì cũng được ghi nhận “khổ lao”.

Trong tình huống này, bạn nên phản hồi khéo léo để cho sếp biết rằng, mình vẫn luôn duy trì thái độ tích cực với công việc, cùng với dự định sẽ tiếp tục cố gắng, học hỏi nhiều hơn để cải thiện hiệu quả trong tương lai. Chẳng hạn như: “Em sẽ tiếp tục cố gắng, hứa với sếp lần sau em sẽ làm tốt nhất.”

Bên cạnh các tình huống trên, người EQ cao cũng gợi ý một số câu trả lời vạn năng, có thể sử dụng linh hoạt như sau:

- “Cảm ơn sếp, tuy rằng gần đây khá vất vả nhưng chỉ cần làm việc vì công ty, có cực khổ hơn cũng đáng giá.”

- “Cảm ơn sếp. Tất cả là nhờ sếp chỉ bảo em mới làm được như vậy.”

- “Có những lời này của sếp, em có vất vả hơn cũng đáng mà. Trong quá trình này em cũng học hỏi được rất nhiều. Mong rằng hạng mục tiếp theo em có thể làm tốt như thế.”

- “Cảm ơn sếp quan tâm. Có một người sếp thương cấp dưới như anh/chị, còn có những anh chị cùng nhóm hỗ trợ lẫn nhau, có cực hơn nữa thì cũng thấy tích cực.”

Điều quan trọng nhất là, dù bạn phản hồi như thế nào, nên nhớ rằng: Đừng chỉ dùng lời ngon tiếng ngọt để lấy lòng, hãy dùng sự thoải mái của người ta để tối đa hóa giá trị của họ.

*Theo Zhihu

Thuý Phương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên