Dược sĩ khuyên nguyên tắc uống thuốc "thấp – ít": Ai cũng nên làm để giảm tác dụng phụ
Uống thuốc là việc khó tránh trong quá trình chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở người bệnh và người cao tuổi. Đây là những lời khuyên quan trọng bạn nên biết trước khi sử dụng thuốc.
Nguyên tắc uống thuốc "thấp – ít" để giảm tác dụng phụ
Bài viết này của dược sĩ Chu Sảnh, khoa dược học, Bệnh viện Tích Thủy Đàm, Bắc Kinh (TQ) về nguyên tắc sử dụng thuốc mà mọi người nên biết, đặc biệt là đối với những người phải uống thuốc dài ngày, người cao tuổi phải sử dụng thuốc thường xuyên.
Người già uống thuốc nhiều, cần phải đặc biệt cẩn thận
Bà Lý, 76 tuổi, thời gian gần đây luôn cảm thấy cmar giác khó chịu cổ họng như bị đốt cháy. Sau khi đến bệnh viện, bà được chẩn đoán là "viêm thực quản trào ngược."
Bác sĩ đã cho bà một đơn thuốc: viên thuốc uống famotidine 0,2 g, 2 lần mỗi ngày. Bà Lý đọc trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc thấy rằng đơn thuốc của người lớn ghi một người trưởng thành thì một lần uống là 0,2 gram ~ 0,4 gram, 2 ~ 4 lần một ngày, số lượng bệnh nhân cao tuổi thì giảm số lượng.
Có một chút khó hiểu, bà hỏi dược sĩ: "Tại sao người cao tuổi cần giảm lượng thuốc? Liệu uống thuốc ít đi thì bệnh sẽ bị kéo dài hay không? "
Nhiều người cao tuổi mắc nhiều loại bệnh, thường dùng nhiều hoặc thậm chí hàng chục loại thuốc cùng một lúc, nhưng các cơ quan trong cơ thể của người cao tuổi bị lão hóa, và có nhiều yếu tố như suy giảm chức năng và khả năng miễn dịch thấp.
Nếu uống nhiều thuốc sẽ có khả năng gây ra nhiều phản ứng bất lợi hơn trong khi nó phát huy hiệu quả. Một trong những cách quan trọng để giải quyết vấn đề này là giảm liều. Từ quan điểm của dược động học và dược lực học, có 5 lý do cho việc này, bạn có thể tham khảo để uống thuốc đúng cách, hạn chế gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.
1. Hàm lượng nước trong cơ thể của người cao tuổi bị giảm, trong khi hàm lượng chất béo trong cơ thể lại tăng lên, dẫn đến những loại thuốc có tính tan trong nước với nồng độ cao làm cho nồng độ trong huyết tương tăng lên, tăng hiệu quả của thuốc.
Bên cạnh đó, những loại thuốc có tính tan trong chất béo cần thời gian dài hơn, hiệu quả thấp hơn.
Hàm lượng protein trong huyết tương của người già giảm, tỉ lệ kết dính protein trong thuốc sẽ tăng cao, khiến cho thuốc có thể gây ra độc ở nồng độ trị liệu bình thường.
2. Chức năng gan và thận của người già bị giảm, quá trình chuyển hóa và bài tiết của thuốc trở nên chậm, và khi thuốc tích tụ trong cơ thể, dẫn đến tăng độc tính, do đó làm tăng khả năng phản ứng bất lợi.
3. Chức năng hoạt động của thần kinh não ở người cao tuổi suy giảm, giảm cung cấp máu cho não, teo mô não, thay đổi nồng độ chất dẫn truyền thần kinh trung ương, do đó làm tăng sự nhạy cảm hơn đối với các loại thuốc ngủ, an thần, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống bệnh Parkinson.
4. Chức năng tuyến sinh lý của người già bị giảm đáng kể, hàm lượng thụ thể hoóc môn trong cơ thể bị giảm và khả năng phản ứng với glucocorticoids bị giảm theo, dẫn đến chuyển hóa glucocorticoids có tác dụng ức chế sẽ giảm từ 3 đến 5 lần so với người trẻ tuổi.
Trong bài viết này, dược sĩ đưa ra bốn gợi ý sau đây về việc sử dụng thuốc hợp lý cho người cao tuổi theo nguyên tắc "ít – thấp".
1. Cố gắng sử dụng ít thuốc hoặc chọn đúng thuốc
Nếu bạn có thể không sử dụng thuốc, hãy cố gắng cải thiện lối sống, môi trường, chế độ ăn uống và các phương pháp khác để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình; nếu bạn phải sử dụng thuốc, thì buộc phải thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ lâm sàng, dược sĩ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các loại thuốc cụ thể.
Dựa vào đặc điểm thể chất của từng người bệnh để chọn đơn thuốc mang yếu tố cá nhân có hiệu quả tốt, hoặc chọn các loại thuốc có tác dụng phụ ít.
2. Nguyên tắc sử dụng thuốc liều thấp
Người già nên bắt đầu với việc sử dụng thuốc với liều thấp trong quá trình uống bất kỳ loại thuốc nào, sau đó tăng dần liều tới liều lượng thích hợp dựa trên hiệu quả và khả năng dung nạp của bệnh nhân.
3. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Bệnh nhân cao tuổi nên tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc, uống thuốc theo liều lượng, quá trình điều trị, thời gian dùng thuốc, chẳng hạn như quy định uống thuốc khi bụng rỗng thì không được uống sau khi ăn, hay quy định uống sau khi ăn thì tuyệt đối không được uống khi bụng còn đói.
4. Dùng thuốc kết hợp thì nên thận trọng
Hầu hết bệnh nhân cao tuổi mắc nhiều bệnh mãn tính và phải uống nhiều loại thuốc. Theo hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ và dược sĩ, nên giảm số lượng thuốc sử dụng càng nhiều càng tốt để tránh tương tác thuốc tiềm ẩn.
Một số loại thuốc Đông y tự ý sử dụng thêm vào trong quá trình điều trị đôi khi rất rủi ro và thậm chí gây ra các phản ứng bất lợi nghiêm trọng. Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe (thực phẩm chức năng) không thể thay thế cho thuốc.
Cũng có thể có một số thành phần thuốc trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, có thể xung đột với thuốc hoặc dẫn đến sử dụng thuốc nhiều lần.
*Theo Health/People
Trí thức trẻ