Dưới giếng sâu Tử Cấm Thành có vô số châu báu quý giá, tại sao trăm năm không ai đi vớt? Chuyên gia giải thích: “Căn bản là không dám”
Tương truyền cách đây 100 năm, khi chạy loạn khỏi Tử Cấm Thành, Từ Hi Thái hậu từng sai người giấu vô số của cải, báu vật xuống giếng sâu.
- 06-04-2022Tử Cấm Thành khổng lồ bằng gỗ tồn tại hơn 600 năm mà không bị thiêu rụi, cách người xưa phòng cháy chữa cháy khiến hậu thế ngả mũ thán phục
- 28-03-2022Tử Cấm Thành có hơn 70 cái giếng nhưng không một ai dám dùng, người xưa lấy nước ở đâu để ăn uống?
- 25-03-2022Tại sao Tử Cấm Thành rộng 720.000m2, tham quan cả ngày cũng không hết nhưng tuyệt đối phải đóng cửa trước 5 giờ chiều? Lý do liên quan đến 1 sự cố
Tử Cấm Thành hay Cố Cung ở Bắc Kinh là cung điện của triều đại nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc, có lịch sử gần 600 năm. Trải qua biết bao biến chuyển thời đại, chiến tranh và thiên tai, nhưng cho đến nay Tử Cấm Thành vẫn là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ được bảo tồn tốt nhất và lớn nhất trên thế giới.
Tử Cấm Thành là niềm tự hào của người Trung Quốc
Trong suốt 600 năm này, theo sử sách ghi nhận, cung điện đã trải qua hơn 100 trận hỏa hoạn lớn nhưng nó vẫn trụ vững trường tồn với thời gian. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên điều này là hệ thống 72 giếng nước trải khắp cung điện.
Nhiệm vụ của 72 giếng nước Tử Cấm thành chủ yếu là để dập lửa chứ không phải là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, ăn uống cho người trong cung. Lý do được đưa ra là vì nước không đủ sạch. Thời phong kiến, nước dùng hằng ngày cho cả vua chúa, phi tần lẫn người hầu trong cung đều được nhập về từ ngọn suối trên núi ngoài ngoại ô Bắc Kinh.
Chôn giấu dưới đáy giếng sâu của Tử Cấm Thành là biết bao câu chuyện thăng trầm của lịch sử 600 năm. Từ lâu, người ta đã đồn rằng sâu dưới đó có rất nhiều châu báu, bảo vật quý giá do biết bao con người đã từng ném xuống. Đó có thể là các vị phi tần, cũng có thể là hoạn quan, cung nữ hay bất kỳ người thị vệ nào. Có quá nhiều lý do cho hành động này, có thể là họ muốn phi tang đồ ăn cắp, hoặc giấu của cải, cũng có khi là đánh rơi xuống dưới.
Vào cuối thời nhà Thanh, khi Liên minh Bát điện tấn công Bắc Kinh, nhiều nguồn tin cho biết Từ Hi Thái hậu đã cho người ném rất nhiều bảo vật không tiện mang theo xuống giếng cổ trong Tử Cấm Thành
Giếng cổ trong cung điện là nơi rất thuận tiện để cất giấu đồ vật
Thông tin này đã được chứng thực khi vào năm 1995, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã khai quật một cái giếng ở phía tây Cố Cung để nghiên cứu. Họ đã trục vớt được vô số di vật văn hóa từ dưới giếng cổ có giá trị không chỉ về mặt vật chất mà quan trọng hơn là giá trị lịch sử.
Đây không phải là trường hợp cá biệt, trong nhiều năm qua đã có vô số di vật văn hóa được khai thác từ giếng cổ nên có thể suy ra rằng có rất nhiều di tích văn hóa trong giếng cổ của Tử Cấm Thành.
Dẫu vậy, các chuyên gia cũng chỉ có thể vớt bảo vật với số lượng nhất định và không tiếp tục công việc này dù biết rõ phía dưới vẫn còn cả một kho tàng khổng lồ nữa. Vì thế mà không ít người thắc mắc rõ ràng biết ở dưới giếng Tử Cấm Thành có vô số báu vật, tại sao lại không vớt hết lên? Vào thời trước, không ai vớt được đồ dưới giếng vì nguy hiểm nhưng vào thời đại ngày nay, chúng ta đã có các loại máy móc hỗ trợ nên việc này chắc hẳn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Để giải đáp cho câu hỏi này, các chuyên gia Trung Quốc cho biết lý do họ không tiến hành vớt bảo vật dưới giếng Tử Cấm Thành đơn giản là vì... không dám.
Chính quyền Trung Quốc đã thống nhất không trục vớt đồ vật dưới giếng trong Tử Cấm Thành
Những chiếc giếng trong Tử Cấm Thành được thiết kế khá đặc biệt với miệng giếng rất nhỏ. Vào thời đại gần đây, nó còn được cải tạo lại để trở nên nhỏ hơn nữa nhằm đảm bảo an toàn. Chính vì vậy, khi dùng máy móc can thiệp trục vớt thì rất dễ phải phá hủy đi di tích hàng trăm năm tuổi. Và ngay cả khi được trục với lên rồi, các bảo vật cũng chưa chắc còn giữ được nguyên hiện trạng như ban đầu vì thời gian dài nằm dưới giếng sâu tăm tối. Vậy nên sau tất cả, người ta quyết định bảo tồn nguyên vẹn những giếng cổ trong Tử Cấm Thành và để châu báu - chứng nhân lịch sử mãi nằm yên nơi nó vốn thuộc về.
Nguồn: 163
Pháp luật và bạn đọc