"Đường dây lừa đảo vận hành như công ty, có văn phòng, căng tin, chia vai chuyên nghiệp, học việc 2-3 tháng"
Đại diện BCA cho biết có những đường dây lừa đảo hoạt động rất "chuyên nghiệp", có nhóm chuyên nghiên cứu kịch bản, có nhóm được đào tạo để đi lừa đảo, học việc 2-3 tháng, đưa ra từng tình huống và câu trả lời.
- 04-07-2024Xác thực sinh trắc học chuyển tiền: 'Bắt buộc phải làm, không thể khác được'
- 04-07-2024Bị tuyên thua kiện, buộc phải trả khách hơn 46 tỷ đồng, Sacombank sẽ kháng cáo
- 04-07-2024Tin vui cho người vay ngân hàng: Vay dưới 100 triệu không cần cung cấp phương án sử dụng vốn
Chia sẻ tại Hội thảo sáng 4/7 của NHNN, Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an cho biết Bộ Công an cũng rất trông đợi ngày 1/7 ngành ngân hàng áp dụng Quyết định 2345 về áp dụng sinh trắc học. "Chúng tôi không nói là chặn hết được, nhưng đây là một trong những giải pháp có tính căn cơ, tác động lớn nhất tới tình hình tội phạm lừa đảo lúc này".
Theo ông Hùng, với bối cảnh các hoạt động thanh toán phát triển như hiện nay thì hầu hết các tội phạm đều liên quan đến tài khoản ngân hàng. Nếu chúng ta không quản lý được việc mở tài khoản ngân hàng, không quản lý được tài khoản chính chủ thì bất kỳ loại tội phạm nào cũng có thể lợi dụng hoạt động thanh toán để giúp cho hành vi vi phạm pháp luật.
Lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là vấn đề riêng Việt Nam mà là vấn đề toàn cầu, những quốc gia chặt chẽ nhất cũng phải đối mặt với vấn nạn. Loại tội phạm này tăng rất nhanh và thậm chí trở thành "nghề" kiếm sống, mang lại lợi nhuận cao. Các tổ chức tội phạm công nghệ cao hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia, có sự cấu kết quy mô đặc biệt lớn.
Ông Hùng dẫn chứng, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã phối hợp với Công an Quảng Bình phát hiện đường dây lừa đảo trên mạng với 300 đối tượng. "Những người này cũng ngồi làm việc trong văn phòng, căng tin, ăn trưa và chia vai rất chuyên nghiệp. Có những nhóm chuyên nghiên cứu kịch bản, gần đây cũng đã xuất hiện giả danh hỗ trợ thực hiện QĐ 2345. Có nhóm được đào tạo để đi lừa đảo, thậm chí học việc 2-3 tháng, đưa ra từng tình huống và câu trả lời. Ngày trước khi đóng giả công an, viện kiểm soát còn nói sai thuật ngữ chuyên ngành, nhưng đến giờ những kẻ lừa đảo có thể nói rất chính xác, đọc đúng các biên bản. Còn một khâu xử lý dòng tiền, có nhóm chuyên xử lý dòng tiền và làm rất nhanh, đều chạy bằng "tool" và đều đổ vào tài khoản không chính chủ".
"Nếu những đối tượng này ngồi tại Việt Nam thì công an Việt Nam đủ khả năng truy quét, bắt giữ, xử lý. Nhưng nhiều nhóm tội phạm có xu hướng dịch chuyển ra nước ngoài, gây khó khăn cho quá trình điều tra", ông Hùng nói.
Tại Hội thảo. ông Hùng cũng chỉ ra bốn phương thức lừa đảo phổ biến được các đối tượng này sử dụng.
Thứ nhất là hình thức mạo danh cơ quan tổ chức có uy tín như tòa án, cơ quan công an, thuế, ngân hàng, người thân…Hình thức này chiếm 50% các hoạt động lừa đảo.
Thứ hai là mời gọi đầu tư vào các mô hình "việc nhẹ lương cao", sàn vàng, sàn chứng khoán để đánh vào lòng tham của con người. Sau đó, đối tượng mạo danh văn phòng luật sư, mạo danh ngân hàng liên hệ để hỗ trợ lấy lại tiền nhưng thật ra là lừa đảo, nạn nhân bị lại lừa thêm lần nữa.
Thứ ba là lừa đảo liên quan quan hệ cá nhân, tặng quà rồi bắt nộp các phí thủ tục, phí hải quan. Đặc biệt gần đây có hình thức lừa đảo rất nguy hiểm là nhóm người Trung Quốc thuê người Việt Nam để kết bạn, làm quen. Sau khi khai thác thông tin nạn nhân về các mối quan hệ gia đình, vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và doạ gửi những clip nhạy cảm, nạn nhân đã chuyển tiền một lần thì sẽ còn những lần khác. Đây là những mô hình lừa đảo chuyên nghiệp thuê người, chứ không đơn giản là một hai cá nhân làm tự phát.
Loại hình thứ tư cũng phổ biến là dẫn dụ nạn nhân vào bẫy kỹ thuật, cài đặt ứng dụng có mã độc để chiếm quyền thiết bị.
Vị đại diện Bộ Công an cho rằng, việc triển khai QĐ 2345 của ngành ngân hàng là rất ý nghĩa, một sự cố gắng rất lớn. Tuy nhiên để tiếp tục hạn chế lừa đảo vẫn còn nhiều việc phải làm.
Thứ nhất, cần triển khai QĐ 2345 hiệu quả. Sẽ có những kẽ hở, những ngách mà tội phạm vẫn có thể dùng hoạt động này. "Chúng tôi sẽ tổng hợp để phối hợp với NHNN để tính toán, lấp những kẽ hở còn lại, ngăn chặn tối đa tội phạm", ông Hùng nói.
Thứ hai đề nghị các ngân hàng tiếp tục tuyên truyền vì vẫn còn những nhánh mà tội phạm có thể lợi dụng.
Thứ ba, các ngân hàng cần phát triển việc phân tích bằng dữ liệu lớn AI và thói quen phương thức sử dụng tài khoản. Từ đó cũng có thể nhận diện lừa đảo, ví dụ như đang quy luật bình thường, đột nhiên có quy luật khác thì có thể cảnh báo.
Thứ tư, trong quá trình triển khai, nếu xảy ra rủi ro, nếu xảy ra những cái vấn đề ảnh hưởng đến an ninh, an toàn dẫn đến nguy cơ, đề nghị các ngân hàng trao đổi thật sớm để sẵn sàng phối hợp hỗ trợ, xử lý nhanh nhất những cái vấn đề mà phát sinh.