Đường đường là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới mà Nhật Bản lại tăng trưởng 0%
Số liệu ngày hôm nay giúp củng cố thêm hy vọng chính phủ sẽ nới lỏng tiền tệ. Bộ 3 tăng trưởng chậm, yên tăng giá và lạm phát ì ạch càng ngày gây sức ép cho NHTW Nhật Bản để nới lỏng sâu hơn.
- 12-08-2016Takashimaya đang sử dụng tuyệt chiêu 'sự tử tế của người Nhật' để mua chuộc khách hàng Việt?
- 09-08-2016Bom nhân khẩu ở Nhật chờ phát nổ vì hội chứng độc thân
- 08-08-2016Đại gia bán lẻ Nhật Takashimaya đã vươn đến những thị trường hàng đầu thế giới như thế nào?
Nhật Bản vừa phải đón nhận một thông tin “khiếp sợ”. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong quý II vừa qua là 0%, thấp hơn kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư trước đó là 0,2%.
Nếu tính từ đầu năm đến nay, GDP Nhật Bản tăng 0,2% - sụt giảm đáng kể so với mức 1,9% trong 3 tháng đầu năm.
Trước thông tin trên, thị trường chứng khoán và đồng yên đồng loạt giảm. Chỉ số Nikkei giảm 0,2% ngay trong đầu phiên giao dịch sáng nay. Đồng yên giảm từ 101,19 lên 101,41 yên đổi 1 USD.
Tiêu dùng cá nhân (chiếm khoảng 60% GDP) trong quý II tăng 0,2%, tăng chậm hơn tháng trước là 0,4%. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của chính phủ chỉ chiếm 0,3% tỷ trong GDP.
“Nền kinh tế Nhật Bản đang được thúc đẩy bởi nhu cầu cá nhân tuy nhiên chính phủ vẫn phải chú ý tới những rủi ro như tốc độ tăng trưởng tại thị trường mới nổi ì ạch cùng với bất ổn xung quanh sự kiện Anh rời EU”. Bộ trưởng kinh tế Nhật Bản Nobuteru Ishihara cho biết.
Một số yếu tố ngắn hạn cũng là lý do khiến tiêu dùng cá nhân giảm, ví dụ như 2 trận động đất lịch sử gây chết người hồi tháng 4 khiến ngành du lịch giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, nhiều nhà kinh tế lại “dửng dưng” với kết quả đáng buồn này.
“Đồng yên đã tăng khá mạnh, bên cạnh đó là bất ổn kinh tế và giá dầu phục hồi, do đó không có gì quá bất ngờ khi Nhật Bản không tăng trưởng. So với 5 năm trước, đây vẫn là mức trung bình”. Chiến lược cổ phiếu Mark Jolley tại CCB International Securities trả lời CNBC cho biết.
Kể từ đầu năm đến nay, đồng yên đã tăng khoảng 16% so với đồng USD.
Jolley cho rằng kỳ vọng của thị trường vào tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản một phần là do các số liệu kinh tế trong quý I nhìn chung đều vượt kỳ vọng.
“Cho đến khi nào tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản vẫn chỉ rơi vào khoảng 0-1%, đó vẫn là kết quả quá cao. Đứng trên góc độ của thị trường chứng khoán, ổn định vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả. Do đó số liệu ngày hôm nay vẫn nằm trong tầm dự đoán của nhà đầu tư”.
Tuần trước, chính phủ Nhật Bản cho biết, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này sẽ không đạt được mục tiêu GDP danh nghĩa năm 2020 là 5,7 nghìn tỷ USD, mặc dù Nhật Bản đã nỗ lực thực hiện các chương trình kích thích nền kinh tế hay còn gọi là Abenomics bao gồm chính sách tài khóa và tiền tệ.
Cũng trong tuần trước, một gói kích thích trị giá 278 tỷ USD được ra đời nhằm hy vọng kích thích tăng trưởng GDP thêm 1,3%.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng tỏ ra bi quan về hiệu lực của nó.
“Mặc dù chính phủ Nhật Bản đã tiết lộ gói kích thích tài khóa để tiếp sinh lực cho tăng trưởng, hiệu ứng thực đến nền kinh tế có thể sẽ rất hạn chế”. DBS cho biết.
Số liệu ngày hôm nay giúp củng cố thêm hy vọng chính phủ sẽ nới lỏng tiền tệ. Bộ ba tăng trưởng chậm, yên tăng giá và lạm phát ì ạch ngày càng gây sức ép phải nới lỏng sâu hơn cho NHTW Nhật Bản.