Đường ống dẫn khí khổng lồ nối từ Nga tới Trung Quốc "khủng" đến mức nào?
Power of Siberia là tên gọi đường ống dẫn khí quy mô bắt đầu bơm những mét khối khí đầu tiên cho Trung Quốc vào tháng 12/2019.
- 27-07-2022CNN: Nga thật sự cắt giảm khí đốt, "nỗi sợ hãi lớn nhất" đang đến với Mỹ và châu Âu
- 27-07-2022Lưu lượng Nord Stream 1 giảm 20%, giá khí đốt châu Âu tăng 10%, đơn thuần là do kỹ thuật?
- 25-07-2022Cộng hòa Séc cắt giảm 1/3 sự phụ thuộc khí đốt của Nga vào mùa thu
- 24-07-2022Định ra quyết định quan trọng về khí đốt Nga: EU bất ngờ tìm thấy "cứu tinh" ở Lục địa Đen
- 21-07-2022Nga nối lại đường ống dẫn khí đốt khổng lồ tới châu Âu
Đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc và Nga đã đi đến giai đoạn cuối trong hành trình xây dựng đường ống dẫn khí đầu tiên, nối từ Siberia đến Thượng Hải. Power of Siberia bắt nguồn từ khu vực Siberia của Nga, chính thức bơm khí vào tháng 12/2019. Phần giữa của đường ống cũng đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2020 còn phần cuối, khu vực phía nam của công trình này sẽ hoạt động vào năm 2025.
Đường ống dẫn khí Power of Siberia là sản phẩm của liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí quốc doanh Gazprom của Nga và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Tính tới nay, đường ống đã trải qua 8 năm xây dựng.
Khi đi vào hoạt động, đường ống Power of Siberia sẽ giúp Nga bớt phụ thuộc hơn vào khách hàng châu Âu, những người đang lên kế hoạch cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vì chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine.
Về phần mình, Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng. Đường ống dẫn khí sẽ giúp Trung Quốc có sự đảm bảo trong hành trình phát triển kinh tế, vốn dựa nhiều vào sản xuất, của mình.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc cũng đang tăng cường mua khí đốt Nga. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn chủ yếu nhập khẩu dầu thô. Xuất khẩu khí đốt của Gazprom sang Trung Quốc thông qua đường ống đã tăng 63,4% lên 7,5 tỷ mét khối trong nửa đầu năm. Thỏa thuận ban đầu của 2 nươc snhawms tới 38 tỷ mét khối khí mỗi năm trong những thập kỷ tới.
Vào tháng 2, Trung Quốc và Nga cũng đã mở rộng thỏa thuận mua khí đốt hàng năm lên 10 tỷ mét khối và tuyên bố đây là một thỏa thuận dài hạn.
Tham khảo: Bloomberg