MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đường tránh từng được đầu tư gần 7.000 tỷ ‘lên đời' thành cao tốc, nay lại được rót thêm 3.200 tỷ để làm nút giao

Đường tránh từng được đầu tư gần 7.000 tỷ ‘lên đời' thành cao tốc, nay lại được rót thêm 3.200 tỷ để làm nút giao

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ được xây dựng năm 1998 để làm đường tránh, giảm tải cho quốc lộ 1A cũ. Sau đó, nó đã được nâng cấp thành đường cao tốc năm 2014 và tiếp tục xây dựng thêm nút giao vào năm 2023.

Đường tránh từng được đầu tư gần 7.000 tỷ ‘lên đời' thành cao tốc, nay lại được rót thêm 3.200 tỷ để làm nút giao - Ảnh 1.

Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (ký hiệu là CT.01), có chiều dài toàn tuyến khoảng 29 km, là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Đây là tuyến đường quan trọng của Hà Nội nói riêng và của miền Bắc nói chung.

Đường tránh từng được đầu tư gần 7.000 tỷ ‘lên đời' thành cao tốc, nay lại được rót thêm 3.200 tỷ để làm nút giao - Ảnh 2.

Tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ được khởi công vào năm 1998, đến năm 2002 được đưa vào sử dụng làm đường tránh và đã phát huy tốt tác dụng khi giảm tải lớn lượng giao thông cho Quốc lộ 1A cũ trong nhiều năm.

Đường tránh từng được đầu tư gần 7.000 tỷ ‘lên đời' thành cao tốc, nay lại được rót thêm 3.200 tỷ để làm nút giao - Ảnh 3.

Tuy nhiên, cho đến năm 2014, tức sau 12 năm được đưa vào sử dụng, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, TP Hà Nội theo hình thức BOT.

Đường tránh từng được đầu tư gần 7.000 tỷ ‘lên đời' thành cao tốc, nay lại được rót thêm 3.200 tỷ để làm nút giao - Ảnh 4.

Vào tháng 7-2014, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với TP Hà Nội khởi công dự án đầu tư nâng cấp với tổng chiều dài khoảng 29 km.

Đường tránh từng được đầu tư gần 7.000 tỷ ‘lên đời' thành cao tốc, nay lại được rót thêm 3.200 tỷ để làm nút giao - Ảnh 5.

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 6.700 tỷ đồng, chia thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1, có mức đầu tư 1.974 tỷ đồng bao gồm thực hiện cải tạo, nâng cấp tuyến đường 4 làn xe ứng tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe cơ giới, vận tốc thiết kế 100km/g với bề rộng nền đường 25 m.

Đường tránh từng được đầu tư gần 7.000 tỷ ‘lên đời' thành cao tốc, nay lại được rót thêm 3.200 tỷ để làm nút giao - Ảnh 6.

Giai đoạn 2 có mức đầu tư 4.757 tỷ đồng xây dựng mở rộng hoàn chỉnh đường cao tốc thành 6 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 33,5 m. Đồng thời xây dựng đường gom song hành hai bên với quy mô đường cấp 4 đồng bằng, bề rộng nền đường 6,5 m.

Đường tránh từng được đầu tư gần 7.000 tỷ ‘lên đời' thành cao tốc, nay lại được rót thêm 3.200 tỷ để làm nút giao - Ảnh 7.

Tuy vậy, khi hoàn thành thì tình trạng ùn tắc giao thông tại cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vẫn còn tiếp diễn, đặc biệt vào các dịp lễ khi lưu lượng xe tăng vọt. Vì thế ngày 19/7/2023, UBND Hà Nội khởi công tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và vành đai 3. Trong ảnh là nút giao giữa cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3.

Đường tránh từng được đầu tư gần 7.000 tỷ ‘lên đời' thành cao tốc, nay lại được rót thêm 3.200 tỷ để làm nút giao - Ảnh 8.

Theo thiết kế, tuyến đường kết nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 có chiều dài khoảng 3,4 km với tổng mức đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng, bề rộng mặt cắt ngang đường chính là 60 m gồm 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp. Điểm đầu tuyến tại điểm cuối nhánh rẽ phải từ đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vào đường 70 (thuộc nút giao Tứ Hiệp) và điểm cuối là nút giao với đường Vành đai 3 (đoạn gần nút giao tam trinh). Trong ảnh là cầu Từ Hiệp

Đường tránh từng được đầu tư gần 7.000 tỷ ‘lên đời' thành cao tốc, nay lại được rót thêm 3.200 tỷ để làm nút giao - Ảnh 9.

Các hạng mục đầu tư chính bao gồm: Xây dựng nút nút giao bán hoa thị Tứ Hiệp; xây dựng đoạn tuyến từ nút giao Tứ Hiệp đến nút giao Vành đai 3; xây dựng nút giao với đường Vành đai 3; xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, tổ chức giao thông trên tuyến đường chính, các nhánh kết nối và hệ thống đường gom,...đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Trong ảnh phối cảnh của dự án đoạn nút giao Tứ Hiệp (Ảnh: BQL).

Đường tránh từng được đầu tư gần 7.000 tỷ ‘lên đời' thành cao tốc, nay lại được rót thêm 3.200 tỷ để làm nút giao - Ảnh 10.

Dự án với mục tiêu giải quyết tình trạng ùn tắc, đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho khu vực nội thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì và khu vực phía Nam, Đông Nam trung tâm của Thủ đô.

Ngọc Đẹp

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên