Đường trên cao vào sân bay Tân Sơn Nhất: Hấp dẫn nhà đầu tư PPP
Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, tuyến đường trên cao kết nối sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với khu vực vệ tinh đã được hai nhóm nhà đầu tư đề xuất với chính quyền TP.HCM.
- 31-08-2016Nâng công suất nhà ga Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
- 18-05-2016Đề xuất xây cầu vượt, hầm chui ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất
- 28-03-2016TPHCM: Tấp nập dự án cao cấp "dồn" về đất vàng quanh sân bay Tân Sơn Nhất
Cả hai nhóm nhà đầu tư đều quyết tâm thực hiện theo hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP), dù quy mô vốn dự kiến đầu tư cho dự án ở mức độ khá chênh lệch.
Nhà đầu tư lo phần giải phóng mặt bằng
Đầu tiên phải kể đến "ông lớn" trong lĩnh vực hạ tầng giao thông của TP.HCM với một loạt công trình đình đám như: Dự án Mở rộng xa lộ Hà Nội giai đoạn 2, cầu Sài Gòn 2, cầu Bình Triệu, cầu Rạch Chiếc, cầu Rạch Miễu, cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận… vốn gắn liền với tên tuổi Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII).
Tháng 6/2016, doanh nghiệp (DN) này chủ động thông tin về việc đề xuất Dự án Đường trên cao từ Sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm Thành phố. Cụ thể, DN này đã thành lập một công ty con để xây dựng đường trên cao số 1 nối Sân bay Tân Sơn Nhất với trung tâm Thành phố, với số vốn khoảng 15.000 tỷ đồng, bao gồm cả giải phóng mặt bằng. CII tự tin, nếu mọi thủ tục thuận lợi, nhanh nhất trong năm 2017 Dự án có thể khởi công và nếu khâu giải phóng mặt bằng thuận lợi, Dự án sẽ đưa vào vận hành sau 3 năm.
Đến nay, CII đã thành lập Công ty TNHH Đầu tư đường trên cao số 1 với tỷ lệ tham gia góp vốn của CII là 80%. Việc lập công ty con này nhằm triển khai, quản lý Dự án Đường trên cao từ Sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm Thành phố cho thấy quyết tâm thực hiện dự án giao thông này của CII bằng hình thức PPP là rất lớn.
Theo CII, dự án đường trên cao này sẽ bắt đầu từ nút giao Lăng Cha Cả, dọc theo trục vệ tinh Sân bay gồm đường Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện - Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Phan Xích Long - Phan Xích Long nối dài - giao với đường Điện Biên Phủ.
Sau đó sẽ có một nhánh xuống nút giao đường Điện Biên Phủ; nhánh còn lại sẽ đi theo đường Ngô Tất Tố và kết thúc ở cầu Phú An (quận Bình Thạnh). Tổng chiều dài của tuyến đường là 9.500m. CII cho biết, DN này sẽ huy động nguồn vốn thông qua các hợp đồng liên danh, liên kết, vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng, thậm chí là phát hành trái phiếu công trình.
Điều CII mạnh dạn đề xuất trong dự án này chính là DN này sẽ "bao" luôn cả phần chi phí giải phóng mặt bằng – vốn là bài toán nan giải của đa số dự án hạ tầng giao thông đô thị. Đây là dự định táo bạo, hiếm thấy của một DN khi đề xuất dự án PPP hạ tầng giao thông đô thị, cho thấy, CII thực sự đã bị dự án này hấp dẫn.
Tính toán của CII thời điểm đó cho thấy, kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của Dự án sẽ vào khoảng 6.000 tỷ đồng. Tổng số vốn đầu tư cho dự án này vào khoảng 15.000 tỷ đồng, bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hình thức hợp đồng đã được CII đề xuất đầu tư là BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Vốn đầu tư hạ xuống hơn 4 lần
Theo thông tin mới nhất từ Sở Giao thông vận tải TP.HCM, Sở này vừa nhận được đề xuất Dự án Đầu tư dự
Cùng với việc một nhà đầu tư nước ngoài vừa đề xuất xây dựng tuyến metro kết nối vào Sân bay, những đề xuất đầu tư đường trên cao kết nối vệ tinh khu vực này sẽ giúp TP.HCM có nhiều phương án, lựa chọn để tìm được dự án tối ưu nhất
án hệ thống đường trên cao kết nối Sân bay Tân Sơn Nhất với quận Phú Nhuận từ liên danh nhà đầu tư gồm Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng), Công ty TNHH Dịch vụ thương mại, Sản xuất, Xây dựng Đông Mêkông và Công ty CP Hạ tầng Đông Á. Liên danh 3 nhà đầu tư này cũng đề xuất triển khai Dự án theo hình thức PPP. Theo đó, hệ thống đường trên cao (còn gọi cầu cạn) có tổng chiều dài 5.010m.
Trong đó, cầu chính dài 2.665m từ đường Trường Sơn đi vào Nhà ga quốc tế T2 nối tiếp cầu đã xây dựng tại đây và sau đó xây dựng cầu mới chạy qua trước Nhà ga quốc nội T1 và nối đến Nhà ga T3. Sau đó, liên danh này tiếp tục đầu tư cầu cạn theo đường Thăng Long, xuyên qua Công viên Hoàng Văn Thụ và điểm cuối là nút giao Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi. Đồng thời, dự án này sẽ bao gồm việc xây dựng thêm 6 nhánh cầu vệ tinh.
Điểm đặc biệt của đề xuất này chính là tổng vốn đầu tư dự kiến cho Dự án sẽ vào khoảng 3.500 tỷ đồng, chỉ bằng hơn ¼ quy mô vốn của đề xuất mà CII thông tin trước đó. Dù quy mô, hướng tuyến, phạm vi dự án và tổng vốn đầu tư dự kiến của 2 đề xuất dự án có nhiều điểm khác nhau, nhưng điểm chung của cả hai là giải quyết bài toán giao thông khu vực cửa ngõ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM khẳng định, cùng với việc một nhà đầu tư nước ngoài vừa đề xuất xây dựng tuyến metro kết nối vào Sân bay, những đề xuất đầu tư đường trên cao kết nối vệ tinh khu vực này sẽ giúp TP.HCM có nhiều phương án, lựa chọn để tìm được dự án tối ưu nhất; đồng thời, giúp TP.HCM giảm được gánh nặng chi ngân sách cho hạ tầng giao thông.
Báo Đấu thầu